Ngày 17/2, Bộ trưởng Tài nguyên Khoáng sản và Dầu khí Nam Phi Gwede Mantashe tuyên bố, nước này có thể hướng tới Nga hoặc Iran để mở rộng năng lực điện hạt nhân dân sự.
![]() |
Nhà máy điện hạt nhân duy nhất ở châu Phi, Koeberg, do Nam Phi sở hữu. (Nguồn: The Cape Independent) |
Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Mantashe - một trong những quan chức ủng hộ hàng đầu trong chính phủ Nam Phi đối với chủ trương mở rộng năng lực hạt nhân - chia sẻ: “Chúng tôi không thể ký vào thỏa thuận quy định Iran hoặc Nga không được phép đấu thầu, chúng tôi không thể có điều kiện đó".
Tin liên quan |
![]() |
Theo ông, nếu Nga hay Iran là những quốc gia đưa ra đề xuất tốt nhất, Nam Phi sẽ chấp nhận bất kỳ nước nào.
Nam Phi, quốc gia đang vận hành nhà máy điện hạt nhân duy nhất ở châu Phi là Koeberg, có kế hoạch bổ sung 2.500 MW công suất mới để giải quyết tình trạng mất điện đang gây ảnh hưởng tới nền kinh tế và phục vụ mục tiêu giảm lượng phát thải.
Giới phân tích đánh giá, động thái trên có thể làm sâu sắc thêm rạn nứt trong quan hệ của Nam Phi với Mỹ và tiếp tục trì hoãn quá trình gia hạn thỏa thuận năng lượng chiến lược.
Pretoria đang bị Washington đưa vào tầm ngắm sau khi trong tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành sắc lệnh hành pháp có tầm ảnh hưởng rộng về việc ngừng viện trợ cho Nam Phi.
Sắc lệnh này cáo buộc Nam Phi đang “hồi sinh quan hệ với Iran để phát triển các thỏa thuận thương mại, quân sự và hạt nhân”.
Tuy nhiên, Văn phòng Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa khẳng định, Pretoria không có hợp tác song phương với Iran trong lĩnh vực điện hạt nhân hay bất kỳ công nghệ nào liên quan hạt nhân.
Bộ Ngoại giao Mỹ không bình luận về khả năng Iran hoặc Nga giúp Nam Phi mở rộng năng lực hạt nhân dân sự của nước này.
Pretoria và Washington từng có một hiệp ước hạt nhân dân sự, được ký kết vào năm 1997, được gọi là Thỏa thuận 123, một điều kiện tiên quyết để Nam Phi nhập khẩu nhiên liệu hoặc thiết bị hạt nhân do Mỹ sản xuất. Thỏa thuận này đã hết hiệu lực vào tháng 12/2022.
Sau nhiều năm đàm phán, Pretoria và Washington đã tìm cách ký kết một hiệp ước hạt nhân dân sự mới. Quan chức cấp cao của Bộ Năng lượng Nam Phi Zizamele Mbambo cho biết, các cuộc đàm phán đã được hoàn tất ở cấp độ kỹ thuật nhưng vẫn chưa có thỏa thuận nào được ký kết vì các quy trình pháp lý ở cả hai bên vẫn chưa hoàn tất.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu năng lượng hạt nhân tại Viện Quan hệ quốc tế Nam Phi Isabel Bosman cho biết: "Những cáo buộc trong sắc lệnh hành pháp có thể làm phức tạp đáng kể việc gia hạn thỏa thuận".
Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.
Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.
Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.
Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.
Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.