Trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Kiev, các nhà lãnh đạo châu Âu đã hội tụ tại London để thể hiện tinh thần đoàn kết với Ukraine.
Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương khi châu Âu buộc phải nhìn nhận lại vị thế của mình.
Những diễn biến trong hơn một tháng qua cho thấy một luồng vận động hoàn toàn khác biệt từ Nhà Trắng. Tác động của thay đổi này lan rộng từ cuộc chiến ở Ukraine - nơi chính quyền Kiev đang bị "tính sổ nợ nần", đến châu Âu - nơi bỗng dưng không còn thấy cái "ô dù" NATO với vai trò chủ lực của Mỹ từ năm 1949, hay những bất ổn ở châu Phi và châu Mỹ Latin sau khi Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) cắt giảm tới 90% ngân sách.
Trong bối cảnh "tan hàng" của quan hệ Mỹ - châu Âu, hơn 15 nhà lãnh đạo châu Âu đã tề tựu tại London vào ngày 2-3 để bàn về cuộc khủng hoảng hiện tại. Họ tìm cách thúc đẩy hợp tác an ninh và hỗ trợ cho Ukraine sau cuộc cãi vã đáng kinh ngạc giữa Kiev và Washington.
Các đồng minh Ukraine nhấn mạnh cam kết kiên định nhằm đối phó với lo ngại ngày càng tăng rằng "Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp hạ thấp Kiev trong các cuộc đàm phán với Nga" như tờ Kiev Post đã tiết lộ.
Thủ tướng Anh Keir Starmer đã chào đón Tổng thống Volodymyr Zelensky bằng cái ôm nồng ấm khi ông này đến London tìm kiếm hậu thuẫn chính trị và một gói viện trợ mới sau cuộc đụng độ nảy lửa với Tổng thống và Phó tổng thống Mỹ Donald Trump và JD Vance.
Thông cáo của Phủ thủ tướng Anh khẳng định: "Thủ tướng tái khẳng định sự ủng hộ không lay chuyển đối với Ukraine, đồng thời nói thêm rằng Vương quốc Anh sẽ luôn sát cánh cùng Ukraine, cho đến khi nào còn cần thiết".
Thủ tướng cũng "tái khẳng định quyết tâm tìm ra con đường chấm dứt cuộc chiến tranh và đảm bảo một nền hòa bình công bằng và lâu dài, đồng thời đảm bảo chủ quyền và an ninh trong tương lai của Ukraine" với gói tín dụng của Anh dành cho Ukraine khoảng 2,26 tỉ bảng Anh (2,84 tỉ USD).
Chiến tranh đã kéo dài quá ba năm và giờ đây nhiều người cho rằng đã đến lúc phải tìm lối thoát. Khác với những căng thẳng giữa hai ông Zelensky và Donald Trump về con số nợ nần, Ukraine sẽ khó có khả năng cãi cọ với Thủ tướng Anh Starmer về vấn đề này.
Thủ tướng Anh không đơn độc trong nỗ lực này. Ông đã mời hơn chục nhà lãnh đạo châu Âu tham dự hội nghị thượng đỉnh, bao gồm đại diện từ Pháp, Đức, Đan Mạch, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Tây Ban Nha, Phần Lan, Thụy Điển, Czech, Romania, NATO và Liên minh châu Âu.
Văn phòng Thủ tướng Anh đã loan báo: "Thủ tướng sẽ sử dụng hội nghị thượng đỉnh để thúc đẩy hành động của châu Âu đối với Ukraine - thể hiện sự ủng hộ chung, không lay chuyển của chúng tôi".
Truyền hình Pháp TF1 đưa tin với tựa đề hồ hởi: "Các thế lực châu Âu đã đoàn kết" kèm nhận xét: "Các nhà lãnh đạo châu Âu tiếp tục thể hiện sự ủng hộ vững chắc đối với Kiev. Và có lúc họ còn tỏ ra cứng rắn hơn với Washington".
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock gọi đây là một "thời đại mới của sự ô nhục" và nhấn mạnh "chúng ta phải hơn bao giờ hết bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và sức mạnh của luật pháp chống lại luật pháp của kẻ mạnh nhất".
Bà cho rằng Đức và Liên minh châu Âu cần phải nới lỏng các quy định về ngân sách để có thêm nguồn lực giúp đỡ Ukraine và tăng cường quốc phòng của chính mình.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi châu Âu suy nghĩ lại về tình hình mới không có sự hỗ trợ của Mỹ: "Tôi tin rằng nay là thời điểm cần có sự thức tỉnh về mặt chiến lược, bởi vì ở mọi quốc gia đều cảm thấy rối ren, bất an về sự hỗ trợ lâu dài của Mỹ".
Ông cũng kêu gọi mở cuộc thảo luận về khả năng răn đe hạt nhân trong tương lai của châu Âu. Hiện nay, Anh và Pháp là hai nước châu Âu sở hữu vũ khí hạt nhân có khả năng răn đe.
Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời ông Trump đã buộc châu Âu phải đối mặt với một thực tế mới. Việc Mỹ "từ nhiệm" với châu Âu đặt ra thách thức lớn cho khối này trong việc bảo vệ lợi ích và an ninh của mình.
Vấn đề không phải chỉ là quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ, mà còn là tính không thể đoán trước trong chính sách của một lãnh đạo được đánh giá là hay có những quyết định bất ngờ. Điều này đòi hỏi châu Âu phải xây dựng chiến lược an ninh và quốc phòng độc lập hơn trong tương lai.
Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.
Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.
Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.
Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.
Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.