Kẻ thảm sát Na Uy 'trầm cảm' vì bị giam biệt lập

23:10 08/01/2024

Luật sư của Anders Breivik, kẻ thảm sát 77 người tại Na Uy hồi năm 2011, nói rằng thân chủ bị trầm cảm do tình trạng biệt giam trong tù.

Tòa án Na Uy hôm nay bắt đầu xét xử vụ kẻ giết người hàng loạt Anders Behring Breivik kiện chính phủ Na Uy vi phạm nhân quyền. Phiên tòa được tổ chức tại khu thể chất của nhà tù Ringerike, nơi giam giữ Breivik, vì lý do an ninh.

"Tổn thương lớn nhất liên quan đến tình trạng giam biệt lập là Breivik không còn muốn sống. Có thể gọi đây là chứng trầm cảm. Có thời điểm anh ta đã tìm cách tự tử", luật sư Oystein Storrvik phát biểu. Ông thêm rằng Breivik phải thường xuyên dùng thuốc điều trị trầm cảm Prozac và từng có lần thét lên rằng "xin hãy giết tôi đi".

Breivik, 44 tuổi, đã bị giam cách biệt với các tù nhân khác trong hơn 11 năm. Kẻ giết người hàng loạt cho rằng hành động này vi phạm Điều 3 Công ước châu Âu về Nhân quyền, trong đó cấm những hình thức đối xử "phi nhân tính" và "làm mất phẩn giá" đối với con người.

Luật sư Storrvik cáo buộc giới chức Na Uy chưa áp dụng đủ biện pháp để bù đắp tình trạng biệt lập của Breivik. "Anh ta chủ yếu được tiếp xúc với quản giáo, luật sư và giáo sư, không có cơ hội nào để xây dựng tình bạn thực sự", ông nói.

Breivik cũng viện dẫn một điều khoản khác trong Công ước châu Âu về Nhân quyền, yêu cầu tòa án nới lỏng hạn chế về viết thư.

Đại diện chính phủ Na Uy cho rằng tình trạng biệt lập của Breivik chỉ mang tính tương đối và phù hợp với mối đe dọa của kẻ giết người hàng loạt này, nhấn mạnh điều kiện giam giữ hiện này nhằm bảo vệ xã hội, quản giáo và các tù nhân khác, cũng như chính bản thân Breivik.

"Anh ta được tận hưởng nhiều hoạt động như nấu ăn, chơi trò chơi, đi bộ và chơi bóng rổ. Không có dấu hiệu nào thể hiện tù nhân này gặp vấn đề thể chất và tinh thần vì điều kiện giam giữ. Breivik cũng không hứng thú với hoạt động tái hòa nhập", Andreas Hjetland, luật sư đại diện chính phủ Na Uy, cho hay.

Breivik đang thụ án 21 năm tù, bản án dài nhất có thể tuyên phạt theo luật pháp Na Uy, vì giết 77 người trong vụ xả súng hàng loạt và đánh bom xe tải gây chấn động hồi tháng 7/2011. Dù vậy, sau khi mãn hạn, thẩm phán có thể kéo dài bản án nếu xác định anh ta vẫn là mối nguy hiểm cho xã hội.

Breivik không ít lần phàn nàn về điều kiện nhà tù, nói rằng anh ta bị đối xử "như một con vật", dù sống trong ba phòng giam tùy ý sử dụng, có nhà bếp, phòng TV với máy chơi game và phòng tập thể dục. Giới chức nhà tù cũng chấp thuận yêu cầu sở hữu thú cưng của Breivik và cho phép anh ta nuôi 3 con vẹt.

Trong quá trình ngồi tù, Breivik bị biệt giam vì muốn thành lập đảng phát xít, cũng như trao đổi thư từ với các phần tử cực hữu ở Mỹ và châu Âu. Giới chức lo ngại anh ta có khả năng kích động những kẻ cực đoan khác thực hiện hành vi khủng bố.

Một tòa án tại Oslo từng gây chấn động hồi năm 2016 khi xử thắng cho Breivik, khi kẻ giết người hàng loạt kiện chính phủ vì "bị đối đãi vô nhân đạo" trong nhà tù. Tòa phúc thẩm sau đó hủy bỏ phán quyết, trong khi Tòa án Nhân quyền châu Âu năm 2018 cũng từ chối tiếp nhận đơn kiện của Breivik.

Hệ thống tư pháp Na Uy được xây dựng dựa trên quan niệm công lý phục hồi. Những người ủng hộ hệ thống này lập luận rằng nó tập trung vào chữa lành cho các nạn nhân, xã hội và bản thân tội phạm, nghĩa là không nhất thiết phải trừng phạt, mà thậm chí còn quan tâm đến nhu cầu của tù nhân. Họ quan niệm tội phạm không phải những kẻ sai trái phải bị trừng phạt, mà là người lầm lạc cần được sửa chữa.

Vũ Anh (Theo AFP)

Có thể bạn quan tâm
Cuộc chiến pháp lý từ lệnh tịch thu máy bay nước ngoài của Nga

Cuộc chiến pháp lý từ lệnh tịch thu máy bay nước ngoài của Nga

00:50 03/04/2024

Nga tịch thu phi cơ nước ngoài sau khi chiến sự Ukraine bùng phát, châm ngòi cuộc chiến pháp lý giữa bên cho thuê máy bay với các công ty bảo hiểm phương Tây.

Nga tập kích Ukraine 'lớn nhất trong nhiều tuần'

Nga tập kích Ukraine 'lớn nhất trong nhiều tuần'

18:20 03/11/2023

Ukraine cho biết Nga khai hỏa nhiều vũ khí tập kích loạt mục tiêu trọng yếu khắp nước này, trong đòn tấn công lớn nhất nhiều tuần qua.

Nga tuyên bố sản lượng đạn pháo tăng gần 2,5 lần trong một năm

Nga tuyên bố sản lượng đạn pháo tăng gần 2,5 lần trong một năm

23:30 21/03/2024

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cho biết sản lượng đạn pháo của nước này đã tăng gần 2,5 lần khi Moskva chạy đua tái vũ trang cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Ông Trump kháng cáo phán quyết về quyền miễn tố lên Tòa án Tối cao

Ông Trump kháng cáo phán quyết về quyền miễn tố lên Tòa án Tối cao

07:20 13/02/2024

Ông Trump kháng cáo lên Tòa án Tối cao sau khi tòa phúc thẩm liên bang Washington phán quyết cựu tổng thống không được hưởng quyền miễn truy tố.

Mỹ cáo buộc Iran liên quan các vụ tấn công trên Biển Đỏ

Mỹ cáo buộc Iran liên quan các vụ tấn công trên Biển Đỏ

10:40 23/12/2023

Ngày 22/12, Nhà Trắng cáo buộc Iran ‘dính líu sâu’ vào các vụ tấn công tàu thuyền thương mại gần đây trên Biển Đỏ do phiến quân Houthi tại Yemen thực hiện.

Bệnh nhi Gaza được đưa đến UAE

Bệnh nhi Gaza được đưa đến UAE

20:40 18/11/2023

UAE triển khai sáng kiến đưa bệnh nhi cần điều trị khẩn cấp và người thân từ Dải Gaza đến nước này.

Xung đột Ukraine nâng vị thế Ba Lan

Xung đột Ukraine nâng vị thế Ba Lan

09:00 21/02/2023

Trong gần một năm xung đột Nga - Ukraine, Ba Lan nổi lên như 'mũi giáo' của phương Tây trong nỗ lực cứng rắn đối phó Moskva.

Gia nhập NATO: Thụy Điển sắp hái 'trái ngọt'?

Gia nhập NATO: Thụy Điển sắp hái 'trái ngọt'?

07:10 20/02/2024

Ngày 19/2, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cho biết, ông mong đợi gặp người đồng cấp Hungary Viktor Orban, cũng như hy vọng Stockholm sớm trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Mỹ bác nghị quyết công nhận Palestine là thành viên LHQ

Mỹ bác nghị quyết công nhận Palestine là thành viên LHQ

08:00 19/04/2024

Mỹ bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ, khi văn kiện được bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an.

Co loi xay ra
Co loi xay ra