Các nước Arab định thiết lập ủy ban quản lý Gaza và đầu tư hàng tỷ USD để tái thiết khu vực mà không phải di dời người Palestine như ý tưởng của ông Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây gây chấn động với kế hoạch tiếp quản Gaza, khi dự định di dời toàn bộ người Palestine khỏi dải đất và biến mảnh đất có diện tích khoảng 365 km2 này thành khu bất động sản nghỉ dưỡng ven biển. Ý tưởng đã dẫn tới nhiều tranh cãi và thúc đẩy các nước Arab ở Trung Đông chạy đua tìm giải pháp thay thế.
Lãnh đạo Jordan, Ai Cập, Arab Saudi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Qatar ngày 21/2 nhóm họp tại Riyadh để thảo luận chi tiết về kế hoạch mới để ngăn Mỹ tiếp quản Gaza. Dù kế hoạch chi tiết đang được thảo luận, họ nhất trí cao rằng người Palestine không nên bị di dời khỏi dải đất.
"Kế hoạch của người Arab sẽ là tìm cách đưa ra đề xuất thực tế về tái thiết Gaza mà không cần phải bắt buộc sơ tán người dân và cũng không có sự tiếp quản của Mỹ", thượng nghị sĩ Dân chủ Richard Blumenthal, người được cho đã gặp Vua Jordan Abdullah II tại khu nghỉ mát bên Biển Đỏ tuần này, cho hay.
Ai Cập, quốc gia đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực đàm phán lệnh ngừng bắn ở Gaza, đã dẫn đầu nỗ lực đưa ra giải pháp thay thế cho kế hoạch của ông Trump. Kế hoạch dự kiến gồm ba giai đoạn và mất khoảng 5 năm để hoàn thành.
Giai đoạn đầu tiên gồm viện trợ ngay lập tức cho những người Palestine đã phải sơ tán bên trong Dải Gaza vì xung đột. Một số "vùng an toàn" sẽ được thiết lập ở dải đất, trong đó trang bị đầy đủ nhà di động và các nơi trú ẩn tạm thời, cũng như cung cấp hàng viện trợ và dịch vụ thiết yếu cho người dân.
Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly tuần này cho biết các công ty xây dựng Trung Đông, gồm cả doanh nghiệp nước này, có thể sẽ xây mới 300.000 ngôi nhà ở Gaza trong 3 năm.
Sau đó, một ủy ban người Palestine sẽ được thiết lập để quản lý Dải Gaza, dù hiện chưa rõ những bên tham gia. Tuy nhiên, nó có thể gồm đại diện của Chính quyền Palestine (PA) đang điều hành khu vực Bờ Tây, cũng như lãnh đạo cộng đồng địa phương.
Đại diện Hamas sẽ rất khó có ghế trong ủy ban. Hamas đã tuyên bố sẵn sàng nhượng lại quyền lực, nhưng dường như cũng muốn tham gia quá trình lựa chọn các thành viên ủy ban.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng cả Hamas và PA đều không nên tham gia vào ủy ban quản lý Gaza. Nhóm này có thể chỉ gồm 10-15 nhà quản lý thuần túy, không có mối liên hệ với bất cứ tổ chức chính trị nào.
"Hai nguyên tắc chính về vấn đề quản lý là Hamas sẽ không có vai trò nào ở Gaza và cũng sẽ không tạo ra sự thống nhất chính trị với Bờ Tây", Chris Van Hollen, thượng nghị sĩ Mỹ gần đây gặp các bộ trưởng các nước Arab để thảo luận về kế hoạch Gaza, nói.
Cảnh sát PA hoặc một nhóm đa quốc gia có thể đảm nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh ở Gaza, với hỗ trợ tiềm năng từ lực lượng các nước Arab hoặc phương Tây. UAE đã đề xuất thành lập phái bộ quốc tế tạm thời để đảm bảo an ninh cho Gaza.
Năm ngoái, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từng đề xuất rằng nếu có ủy ban quản lý Gaza, Tel Aviv vẫn phải là bên chịu trách nhiệm về an ninh ở khu vực. Tuy nhiên, người Palestine phản đối vì cho rằng điều này tương đương với việc Israel tiếp tục kiểm soát Gaza.
Đánh giá mới của Liên Hợp Quốc ước tính có thể tốn hơn 50 tỷ USD để tái thiết Gaza sau khi dải đất trải qua 15 tháng giao tranh khốc liệt.
Các quốc gia Arab có thể sẽ chịu một phần số kinh phí đó vì tin rằng việc thiện chí tài trợ cho nỗ lực tái thiết sẽ khiến kế hoạch mới dễ dàng được chính quyền ông Trump chấp nhận hơn. Tuy nhiên, mức độ viện trợ của các ông lớn dầu mỏ như Qatar hay UAE sẽ phụ thuộc vào lệnh ngừng bắn có duy trì lâu dài hay không. Họ lập luận rằng việc tài trợ tái thiết Gaza sẽ là vô ích nếu giao tranh nổ ra lần nữa.
Giới quan sát cho rằng để đảm bảo Mỹ tham gia kế hoạch, dự án gây quỹ này thậm chí có thể được gọi là "Quỹ Trump dành cho tái thiết". Ai Cập dường như rất muốn tổ chức hội nghị gây quỹ quốc tế, trong đó kêu gọi các nước phương Tây đóng góp cho nỗ lực tái thiết Gaza.
Các đề xuất khác nhằm thu hút sự quan tâm của ông Trump vào kế hoạch Gaza cũng đang được xem xét. Một trong số đó là đề xuất Al Habtoor Group, tập đoàn của UAE, về cách tiếp cận theo từng giai đoạn nhằm thiết lập an ninh Gaza và chuyển đổi những khu trú ẩn khẩn cấp thành nơi phát triển bất động sản trong vòng 18 tháng.
Các quốc gia Arab biết rằng họ có thể nắm giữ đòn bẩy bằng cách trở thành "cây ATM" cho nỗ lực tái thiết, theo Brian Katulis, thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông.
Blumenthal cho biết kế hoạch chi tiết có thể được hoàn thiện trước hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp với các đại diện của Liên đoàn Arab gồm 22 thành viên vào ngày 4/3. Tuy nhiên, ông cảnh báo sẽ có những rào cản đáng kể, như có đạt được đồng thuận của người Arab, cũng như có được Mỹ và Israel ủng hộ hay không.
"Vẫn còn con đường đầy thách thức và phức tạp phía trước, ngay cả khi các lãnh đạo Arab đưa ra kế hoạch thực tế", Blumenthal nói.
"Rào cản lớn nhất là liệu toàn bộ kế hoạch có được ông Trump chấp nhận hay không và sau đó liệu là chính phủ Israel có ủng hộ nó", Katulis nói.
Giới lãnh đạo Arab từ lâu ủng hộ con đường rõ ràng hướng tới giải pháp hai nhà nước, trong đó Israel và chính quyền mới của người Palestine cùng tồn tại. Nhưng đây là điều mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ lâu phản đối.
"Giải quyết vấn đề này sẽ là thách thức lớn hiện tại", Van Hollen nói.
Hai nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết ủy ban quản lý Gaza chỉ là "giải pháp tạm thời" để giám sát nỗ lực tái thiết cho đến khi có thể tổ chức bầu cử ở dải đất.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh đầu tư của Arab Saudi ở Miami, bang Florida ngày 20/2, đặc phái viên Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff đã đề cập tới kế hoạch Gaza và dường như đang xoa dịu dư luận sau nhiều tranh cãi về ý tưởng của ông Trump. Ông cho biết các lãnh đạo Arab đang cân nhắc giải pháp mới để tái thiết Gaza.
"Đó là những ý tưởng mọi người chưa nghĩ tới, nhưng tôi tin rằng đó là điều tốt", ông Witkoff nói.
Thùy Lâm (Theo Washington Post, DW)
Đảng trung hữu đối lập Demokraatit ủng hộ Greenland độc lập chiến thắng cuộc bầu cử nghị viện, giữa lúc ông Trump muốn sáp nhập hòn đảo này.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh về đoàn siêu xe nối đuôi nhau vượt đèn đỏ ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, cảnh sát giao thông đã vào cuộc làm rõ.
Quyết chiến điểm Buôn Ma Thuột Nửa thế kỷ đã trôi qua, những người lính từng tham gia trận đánh Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) năm xưa nay tóc đã bạc. Thế nhưng, mỗi khi nhắc đến trận chiến lịch sử ấy, lòng họ vẫn bừng lên niềm tự hào. Những ký ức về cuộc chiến hào hùng vẫn in đậm trong tâm trí các nhân chứng lịch sử. Lật giở từng trang ký ức, ông Tô Tấn Tài (tên thường gọi là Ama H’Oanh, SN 1932, trú tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), nguyên...
Sáng 17/2, Công an tỉnh Nam Định tổ chức lễ công bố quyết định nghỉ công tác đối với các cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi. Đến nay, Công an tỉnh Nam Định có 13 lãnh đạo xung phong xin nghỉ hưu trước hạn tuổi (gồm 6 Trưởng phòng, 1 Trưởng Công an huyện, 4 Phó Trưởng phòng và 2 Phó Trưởng Công an huyện). Trong đó, 5 cán bộ còn thời gian công tác từ 30 đến dưới 60 tháng (2 Trưởng phòng, 1 Trưởng Công an huyện và 2 Phó Trưởng phòng). Bên cạnh đó, 55...
Trong không khí mừng Đảng mừng xuân của những ngày đầu Xuân năm mới, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), 65 năm Ngày Bác Hồ phát động Tết trồng cây; sáng nay (5/2) tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm về dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Cùng đi với Tổng Bí thư có các Ủy viên Bộ Chính trị: Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Chủ tịch Ủy ban...
Các nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, gắn với yêu cầu thực tiễn phát triển của địa phương và sự mong đợi của cử tri, góp phần khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Long An.
Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde đã có những giây phút trải nghiệm văn hóa thủ đô Việt Nam, khi dạo hồ Hoàn Kiếm và uống cà phê trứng tại một quán cà phê phong cách tái chế.
Những quả chuối trồng sau vườn nhà được nhóm học sinh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chế biến thành một loại nước mắm chay đặc biệt.
Trong khoảng 3 năm, cựu Tổng giám đốc VEAM Phan Phạm Hà lợi dụng chức vụ quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới 'hợp thức thanh toán khống, hóa đơn khống để 'rút ruột' của công ty hơn 3 tỷ đồng phục vụ chi phí ngoại giao, tiếp khách.