Hội nghị Ngoại giao: Lịch sử và ý nghĩa

10:40 17/12/2023

Tình hình thế giới và khu vực luôn diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, khó lường, trong đó thời cơ và thách thức luôn đan xen, ngành Ngoại giao phải thường xuyên theo dõi sát sao, chủ động nắm bắt đúng xu thế và phát triển của tình hình, tạo cơ sở để tham mưu, phản ứng kịp thời, kiến nghị chính sách phù hợp, bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc.

Bác Hồ nói chuyện tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ ba tại trụ sở Bộ Ngoại giao (từ 16/12/1963 đến 16/1/1964). (Ảnh tư liệu)
Bác Hồ nói chuyện tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ ba tại trụ sở Bộ Ngoại giao (từ 16/12/1963 đến 16/1/1964). (Ảnh tư liệu)

Đối với ngành Ngoại giao, Hội nghị Ngoại giao được tổ chức hai năm một lần với sự tham dự đầy đủ các lực lượng làm công tác đối ngoại ở trong nước và tất cả cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài luôn là sự kiện quan trọng, thu hút sự đóng góp công sức, trí tuệ và quan tâm của đông đảo cán bộ trong và ngoài ngành.

Hội nghị không chỉ là dịp để toàn ngành đánh giá tình hình thế giới, khu vực và công tác xây dựng Ngành mà còn là dịp để tăng cường sự phối hợp giữa ngành Ngoại giao với các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiêp, phụng sự đất nước, nhân dân, nâng cao uy tín, hình ảnh của ngành Ngoại giao, đóng góp vào xây dựng đường lối đối ngoại của kỳ Đại hội Đảng tiếp theo.

Đồng hành cùng đất nước

Từ Hội nghị Ngoại giao lần thứ nhất năm 1957 đến nay, Bộ Ngoại giao đã tổ chức tổng cộng 31 Hội nghị Ngoại giao, mỗi Hội nghị đều có chủ đề riêng, đều gắn liền với chặng đường cách mạng Việt Nam, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đánh dấu những phát triển mới trong tư duy và đột phá trong hành động của ngành Ngoại giao. Tại mỗi kỳ Hội nghị, các báo cáo tổng quan về thế giới và công tác đối ngoại, xây dựng ngành, chuyên đề của các đơn vị trong nước và các cơ quan đại diện được trình bày và thông qua, sau đó được tập hợp thành Kỷ yếu làm nguồn tài liệu nghiên cứu, tham khảo rất có giá trị.

Văn kiện cao nhất được ban hành sau mỗi kỳ Hội nghị chính là Nghị quyết Hội nghị, kèm theo chương trình hành động nêu rõ định hướng triển khai công tác đối ngoại trong vòng 2-3 năm tiếp theo, là cơ sở để Bộ Ngoại giao xây dựng các chương trình hành động hàng năm và các chiến lược, văn bản có liên quan cũng như là kim chỉ nam cho công tác tổng kết, đánh giá năm trong nhiệm kỳ của Hội nghị.

Nhìn lại lịch sử, ngành Ngoại giao có vinh dự lớn được Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng đầu tiên của ngành, trực tiếp dự những Hội nghị Ngoại giao đầu tiên và để lại nhiều chỉ đạo sâu sắc, mang tính chiến lược mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Với truyền thống đó, hơn 65 năm qua, Hội nghị Ngoại giao luôn là dịp quan trọng để toàn bộ lực lượng làm đối ngoại của các bộ, ban, ngành và địa phương cả nước quán triệt, thống nhất nhận thức và quyết tâm hành động nhằm triển khai thắng lợi chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong mỗi chặng đường cách mạng của dân tộc.

Trong các kỳ Hội nghị gần đây, Hội nghị vinh dự đón các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước tới dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Ba kỳ Hội nghị gần đây nhất, được tổ chức vào các năm 2016, 2018, 2021 là những sự kiện được quan tâm, theo dõi sát sao bởi những người làm đối ngoại, ngoại giao cả trong và ngoài nước.

Nhiều đóng góp thiết thực

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” được đánh giá là Hội nghị của “quyết tâm hành động”, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tham dự và chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá hoạt động đối ngoại đã chủ động, tích cực triển khai mạnh mẽ và hiệu quả chủ trương lớn về Hội nhập quốc tế do Đại hội XI của Đảng đề ra và được cụ thể hoá trong Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị khoá XI.

Hội nhập quốc tế được triển khai trên tất cả các kênh, gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại của Quốc hội, đối ngoại nhân dân, diễn ra trên hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặc dù tình hình chính trị - kinh tế thế giới diễn biến không thuận song hoạt động đối ngoại đã có nhiều đóng góp thiết thực vào việc tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác đối ngoại vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có mặt chưa thật chủ động và hiệu quả chưa cao; chưa có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để hạn chế các tác động tiêu cực trong quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế; trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn có lúc chưa theo kịp những chuyển biến mau lẹ, phức tạp của tình hình; sự phối hợp, kết hợp giữa các ngành, các địa phương còn thiếu chặt chẽ; công tác nghiên cứu chiến lược, dự báo tình hình chưa được như mong muốn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30. (Ảnh: Tuấn Anh)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30. (Ảnh: Tuấn Anh)

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” đã nêu bật những điểm sáng về công tác đối ngoại. Mặc dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến phức tạp song công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước, phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp phát triển, nâng tầm ngoại giao đa phương, đưa vị thế Việt Nam lên một tầm cao mới… Hội nghị xác định những nhiệm vụ trọng tâm của ngành là nghiên cứu, xây dựng đường lối đối ngoại trong tình hình mới; đặt phát triển ở vị trí trung tâm, đẩy mạnh ngoại giao phục vụ phát triển, gắn hơn với nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các địa phương.

Hội nghị Ngoại giao 31 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng”, diễn ra ngay sau Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đây là Hội nghị có sự khác biệt lớn, một cột mốc mới, đánh dấu sự trưởng thành của Ngoại giao Việt Nam.

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, đất nước ta có vị thế, tiềm lực, uy tín quốc tế thuận lợi mới, đứng trước yêu cầu và mục tiêu phát triển mới đến năm 2025, 2030 và đến giữa thế kỷ này. Do đó, yêu cầu mới đặt ra cho đối ngoại và hội nhập quốc tế cao hơn về chất lượng hiệu quả, sâu rộng hơn về lĩnh vực và lực lượng tham gia, đồng bộ chặt chẽ hơn về phối hợp, chủ động tích cực hơn trong triển khai.

Hội nghị đưa ra các phương hướng triển khai các quan điểm mới về đối ngoại mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra với sáu nhiệm vụ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao cho các cơ quan làm đối ngoại trong cả nước. Đó là quan điểm mới về “triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng”. Đó là quan điểm mới về phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong “tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”, “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại” với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Phụng sự đất nước

Trong vài ngày tới, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề “Thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại Đại hội XIII, xây dựng nền ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, phụng sự đất nước và nhân dân trong thời kỳ chiến lược mới” được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19-23/12. Đây là Hội nghị Ngoại giao tổ chức giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và sau 37 năm tiến hành công cuộc Đổi mới.

Đất nước đang bước vào một giai đoạn phát triển mới về chất, có ý nghĩa chiến lược và đặt ra nhiều yêu cầu đổi mới từ tư duy đến cách làm. Đây là dịp để ngành Ngoại giao cùng nhìn lại thành công, hạn chế của nhiệm kỳ trước, tạo thống nhất trong nhận thức và hành động thông qua đánh giá tổng thể cục diện, tình hình, cơ hội, thách thức đặt ra trong môi trường đối ngoại, từ đó tìm ra phương hướng, biện pháp, cách thức xử lý các vấn đề đối ngoại lớn, đổi mới sáng tạo hoạt động của ngành theo hướng tiên phong, toàn diện, hiện đại.

Ngoài ra, các vấn đề về tổ chức, đội ngũ, bộ máy, chế độ, chính sách cũng được xem xét, thảo luận nhằm tạo dựng môi trường và điều kiện tốt nhất cho cán bộ làm việc, phấn đấu, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng ngành, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm
Tấn công bằng kiếm ở London

Tấn công bằng kiếm ở London

19:10 30/04/2024

Cảnh sát bắt một người đàn ông cầm kiếm ở Hainault, phía đông thủ đô London, sau khi một số người bị tấn công và bị thương.

Giao lưu nhân dân Việt Nam-Ấn Độ: Triển vọng trong phát triển du lịch

Giao lưu nhân dân Việt Nam-Ấn Độ: Triển vọng trong phát triển du lịch

07:30 19/03/2024

Đó là tên buổi thông tin khoa học do Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tổ chức vào ngày 18/3 tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Sudan: Thủ lĩnh RSF 'đôn đáo' ở Đông và Nam Phi, Khartoum hành động gắt

Sudan: Thủ lĩnh RSF 'đôn đáo' ở Đông và Nam Phi, Khartoum hành động gắt

11:00 05/01/2024

Lãnh đạo Lực lượng Hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) của Sudan Mohamed Hamdan Daglo đang tiếp tục các nỗ lực ngoại giao khu vực nhằm cố gắng đạt lệnh ngừng bắn cho cuộc chiến ở quốc gia Đông Phi này.

Thái Lan đề nghị Iran hối thúc Hamas thả công dân

Thái Lan đề nghị Iran hối thúc Hamas thả công dân

19:40 03/11/2023

Ngoại trưởng Parnpree cho biết đã đề nghị Iran dùng các mối quan hệ với Hamas để đảm bảo các công dân Thái Lan được trả tự do.

Ảnh ấn tượng (24-30/6): Đáp trả phương Tây, Tổng thống Nga đề cập tên lửa hạt nhân, EU-Ukraine có ‘bước đi lịch sử’, tranh luận bầu cử Mỹ ‘nóng rẫy’

Ảnh ấn tượng (24-30/6): Đáp trả phương Tây, Tổng thống Nga đề cập tên lửa hạt nhân, EU-Ukraine có ‘bước đi lịch sử’, tranh luận bầu cử Mỹ ‘nóng rẫy’

00:50 01/07/2024

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin đề cập việc tái khởi động sản xuất tên lửa tầm trung, Hội nghị thượng đỉnh EU, tranh luận bầu cử Mỹ, Thủ tướng Ba Lan thăm Trung Quốc… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Lãnh đạo cực hữu Pháp muốn 'chiến thắng tuyệt đối' trong bầu cử

Lãnh đạo cực hữu Pháp muốn 'chiến thắng tuyệt đối' trong bầu cử

04:10 20/06/2024

Lãnh đạo cực hữu Bardella nói sẽ từ chối trở thành thủ tướng Pháp nếu cử tri không trao cho đảng RN thế đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử quốc hội.

Nhật tìm thấy hộp đen máy bay bốc cháy

Nhật tìm thấy hộp đen máy bay bốc cháy

18:50 03/01/2024

Giới chức Nhật Bản tìm thấy hộp đen trên máy bay Cảnh sát biển bị thiêu rụi và mở hai cuộc điều tra về vụ va chạm ở sân bay Haneda.

Thứ trưởng Vatican: Giáo hoàng Francis đặc biệt quan tâm Việt Nam

Thứ trưởng Vatican: Giáo hoàng Francis đặc biệt quan tâm Việt Nam

21:40 17/05/2024

Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican cho biết Giáo hoàng Francis luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với Việt Nam và mong muốn sớm đến thăm.

Giáo hoàng Francis dự kiến công du lần đầu tiên trong năm 2024

Giáo hoàng Francis dự kiến công du lần đầu tiên trong năm 2024

11:30 12/01/2024

Ngày 11/1, Tổng thống Argentina Javier Milei mời Giáo hoàng Francis về thăm quê hương, trong nỗ lực giảm căng thẳng quan hệ với người đứng đầu Tòa thánh Vatican.

Co loi xay ra
Co loi xay ra