Học sinh cuối cấp lo lắng vì không được học thêm

14:45 25/02/2025

Nhiều học sinh cuối cấp và phụ huynh lo lắng vì không được học thêm như trước đây khi đang giai đoạn ôn thi gấp rút.

Học sinh giơ tay hỏi ban tư vấn tại Ngày hội Tự tin vào lớp 10 do Báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 24-2 - Ảnh: DANH KHANG

Hương là học sinh của Trường THCS Thống Nhất (quận Ba Đình, Hà Nội). Em chia sẻ muốn đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào Trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình) nhưng với những thay đổi năm nay, em rất lo lắng khi trường không dạy thêm.

"Nếu được học thêm, tăng tiết tại trường sẽ tốt hơn. Thầy cô đều biết mức học của mỗi bạn và có hướng dẫn phù hợp. Như vậy cũng có sự tiếp nối giữa học chính khóa với tăng cường để học sinh có định hướng ôn tập", Hương chia sẻ.

Lứa học sinh đầu tiên học, thi chương trình mới

Chị Hằng - mẹ của Hương, đi cùng con đến ngày hội - cũng bày tỏ băn khoăn: "Lứa học sinh lớp 9 năm nay khá đặc biệt vì là lứa đầu tiên học và thi với chương trình mới. Lại thêm việc bỏ dạy thêm, học thêm trong trường nên ai cũng lo lắng.

Cá nhân tôi ủng hộ quy định về dạy thêm, học thêm áp dụng chung ở các bậc học, lớp học. Vì xét ở khía cạnh tích cực, việc này sẽ giảm bớt tình trạng dạy thêm tiêu cực, bảo vệ học sinh. Nhưng với học sinh cuối cấp, rất mong các cấp quản lý và nhà trường có giải pháp cụ thể hỗ trợ học sinh ôn tập".

  • Quản lý dạy thêm, học thêm: Cần giải pháp 'gốc'ĐỌC NGAY

Chị Hằng đồng ý với quan điểm của ban tư vấn ngày hội là nên dành thời gian tự học thay vì đi học thêm quá nhiều. Nhưng chị cho biết: "Con nói chương trình khó, có những phần cô giảng trên lớp con chưa thật chắc. Nếu có thời gian được học tăng cường với cô sẽ tốt hơn. Không phải học sinh nào cũng tự mình hoàn thành tất cả bài tập như các thầy tư vấn mà vẫn cần thầy cô ở trường chỉ bảo, giảng giải thêm".

Một giáo viên THCS ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết giáo viên sẵn sàng dạy miễn phí cho học sinh cuối cấp trong thời điểm gấp rút này. Theo học sinh bốn năm, giờ là thời điểm quan trọng nên không ai nỡ bỏ học sinh chỉ vì không thu tiền.

Theo thông tư 29, học sinh cuối cấp nằm trong diện được nhà trường tổ chức dạy thêm, nhưng cũng chỉ khống chế trong 2 tiết/môn/tuần. Hiện các trường đều không dám linh hoạt, sáng tạo gì trong việc tổ chức ôn tập cho học sinh, vì sợ phạm vào thông tư.

Cô giáo này cũng cho biết vào giờ giải lao, vẫn có nhóm học sinh đến tận phòng hội đồng nhà trường tìm giáo viên vì muốn "học thêm" với cô. Như mọi khi cô có thể ngồi với các em để hướng dẫn, giao bài chữa bài. Nhưng nay cô không thể làm vì lo bị quy vào việc "dạy thêm trái phép".

Nhiều giải pháp hỗ trợ học sinh

Trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ học sinh lớp 9. Cụ thể trong 15 phút truy bài đầu giờ, giáo viên một số môn học như toán, ngữ văn, tiếng Anh luân phiên vào lớp để truy bài cùng học sinh.

Việc này trước đó đã áp dụng nhưng hiện tại trong bối cảnh có những thay đổi về dạy thêm, 15 phút truy bài được các thầy cô chú tâm hơn để tranh thủ hỗ trợ, giải đáp cho học sinh những bài khó, những phần nội dung bài học các em không nắm chắc.

  • Những thầy cô dạy thêm không thu phí học tròĐỌC NGAY

Hiệu trưởng một số trường THCS ở Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hà Đông cũng cho biết giải pháp trước mắt là triển khai dạy miễn phí 2 tiết/tuần/môn với học sinh lớp 9. Kinh phí cho việc này trích từ ngân sách. Nhưng mức chi không nhiều và khó kéo dài.

"Nhiều giáo viên thời điểm này rất tâm tư vì đa số giáo viên không phải những người chỉ "dạy thêm vì tiền" nhưng các trang mạng xã hội bàn tán, chê bai, lên án. Nhiều người lo lắng cho học sinh, họ sẵn sàng dạy miễn phí cho học sinh trong thời điểm ôn thi gấp rút nhưng quy định chỉ được dạy thêm 2 tiết/tuần/môn nên dù có muốn dạy miễn phí nhiều hơn cũng không được" - một hiệu trưởng cho biết.

Cô Nguyễn Thu Nga (giáo viên bộ môn toán Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, quận Ba Đình) cho biết khi không còn buổi dạy tăng cường thì chỉ có cách tập trung nâng chất lượng giờ dạy trong giờ chính khóa. Thay vì chỉ giáo viên giảng bài, cô Nga tăng cường để những học sinh có năng lực giỏi tương tác, trao đổi bài với học sinh có lực học còn đuối, giúp các em chưa ổn củng cố kiến thức.

Khi soạn phiếu bài tập cho học sinh cô cũng soạn riêng phiếu cho nhóm học sinh còn đuối, chưa đảm bảo yêu cầu học tập. Còn ở phiếu chung thì cô cũng chia ba trình độ. Khi chấm phiếu bài tập, cô có thể nắm sát tình hình học tập, tiến bộ của mỗi nhóm học sinh và tiếp tục điều chỉnh khi thấy cần thiết.

Cô Phương Thảo, giáo viên dạy văn ở Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, cũng cho biết đã giao nhiệm vụ cho học sinh giúp đỡ học sinh để kiểm tra bài tập đã làm, ôn tập lại bài cũ. Cô cũng chia nhóm lớp để chữa bài, sửa lỗi sao cho sử dụng triệt để thời gian trên lớp giúp học sinh ôn tập, khắc phục các điểm yếu...

Mong có hướng dẫn cụ thể hơn

Điều mong muốn của các trường là có hướng dẫn cụ thể hơn. Thay vì chỉ kiểm tra, xử phạt, lên án các nhà trường thì cần hơn các văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể, cần các cấp quản lý tổ chức để chia sẻ kinh nghiệm, khuyến khích giáo viên và các nhà trường có sáng kiến, thực hiện linh hoạt hơn thông tư 29 với mục đích giúp đỡ học sinh.

Ông NGUYỄN XUÂN THÀNH (vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT):

Không khống chế thời gian "học thêm" trong trường

Điều 5 thông tư 29 quy định "mỗi môn học không được tổ chức dạy thêm quá 2 tiết/tuần" nhưng không cấm học sinh "học thêm". Theo đó các nhà trường, giáo viên có thể tổ chức để học sinh tự học thêm tại trường ngoài giờ chính khóa tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của trường, không khống chế thời lượng.

Ở đây rất cần người dân nói chung và phụ huynh, học sinh và giáo viên phân biệt khái niệm "dạy thêm" và "học thêm". Việc dạy thêm trong nhà trường phải đúng đối tượng (bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh chưa đạt yêu cầu học tập, ôn tập cho học sinh cuối cấp), không thu tiền của người học (có thể sử dụng kinh phí từ ngân sách, các nguồn thu xã hội hóa đúng quy định) và đúng thời lượng cho phép.

Nhưng việc học thêm, có nghĩa hoạt động tự học có hướng dẫn của thầy cô tại trường, thì cần khuyến khích. Các nhà trường cần mở cửa, dành phòng học, thư viện để học sinh đến tự học.

Hiện nay do việc dạy thêm tràn lan và kéo dài nên học sinh ít năng lực tự học, lệ thuộc nhiều vào "lớp dạy thêm". Một số thầy cô mới chỉ quan tâm đến việc giảng dạy mà chưa thực sự quan tâm tới việc hướng dẫn cho học sinh tự học, giao việc cho học sinh về nhà tự học, tự làm, thực hành. Từ quy định mới về dạy thêm, học thêm, việc dạy và học cũng dần phải thay đổi.

Có thể bạn quan tâm
Con trai dạy thư pháp kiếm tiền, trả nợ 71 tỷ đồng thay cha mẹ

Con trai dạy thư pháp kiếm tiền, trả nợ 71 tỷ đồng thay cha mẹ

22:45 06/04/2025

Chen Zhao, chủ một studio thư pháp (ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) bắt đầu học môn nghệ thuật truyền thống từ 5 tuổi. Khi lớn lên, Chen càng trở nên say mê với loại hình nghệ thuật này, cha mẹ anh thường bảo rằng anh không nên trông chờ vào nghề thư pháp để kiếm sống, Changjiang Daily đưa tin. Chen cho biết, anh đã tranh cãi với bố mẹ về việc chọn trường đại học và ngành học để đăng ký sau khi tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia ở...

Phân công nhiệm vụ với chủ tịch và 3 phó chủ tịch Bình Định

Phân công nhiệm vụ với chủ tịch và 3 phó chủ tịch Bình Định

20:45 06/04/2025

Ngày 3/4, UBND tỉnh Bình Định cho biết đã có thông báo về việc phân công lãnh đạo UBND tỉnh theo dõi và lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Thiết bị quân sự Nga xếp hàng dài 1km tại cảng Tartus, Syria

Thiết bị quân sự Nga xếp hàng dài 1km tại cảng Tartus, Syria

15:46 06/04/2025

Những hình ảnh vệ tinh gần đây đã tiết lộ các chi tiết mới về thiết bị quân sự của Nga đang được bố trí tại cảng Tartus ở Syria.

Tòa đưa mức bồi thường 25 tỉ đồng với người chủ trong vụ cháy chung cư mini

Tòa đưa mức bồi thường 25 tỉ đồng với người chủ trong vụ cháy chung cư mini

15:46 06/04/2025

Trong phiên tòa xét xử vụ cháy chung cư mini 9 tầng ở phố Khương Hạ, nhiều bị hại bức xúc về thái độ, trách nhiệm bồi thường của các bị cáo.

Quảng Trị ‘thay áo mới’, sẵn sàng đón vận động viên về dự Tiền Phong Marathon 2025

Quảng Trị ‘thay áo mới’, sẵn sàng đón vận động viên về dự Tiền Phong Marathon 2025

15:45 06/04/2025

Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025) đã đến rất gần, và thành phố Đông Hà những ngày này đã phủ kín những băng rôn, khẩu hiệu, cờ phướn về giải đấu, sẵn sàng cho ngày hội lớn.

Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay 29/3/2025 - XSDNA 29/3

Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay 29/3/2025 - XSDNA 29/3

15:45 06/04/2025

XSDNA 29/3. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay 29/3/2025 được quay thưởng vào lúc 17h15 bởi Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Đà Nẵng. Kết quả các giải thưởng XSDNA 29/3/2025 được công bố lần lượt từ giải nhất đến giải tám, cuối cùng là giải đặc biệt. XSDNA 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay 29/3/2025 - Xổ số Đà Nẵng thứ 7 ngày 29/3/2025 Xem lại KQXSDNA các kỳ trước - XSDNA 26/3/2025 - XSDNA 22/3/2025 - XSDNA 19/3/2025 - XSDNA 15/3/2025...

Thanh Hóa: Kỷ luật 26 cán bộ, công chức, viên chức

Thanh Hóa: Kỷ luật 26 cán bộ, công chức, viên chức

15:45 06/04/2025

Có 26 cán bộ, công chức, viên chức thuộc 7 đơn vị ở Thanh Hóa có sai phạm trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính bị xử lý kỷ luật.

Bảo mẫu liên tục đánh vào mặt bé gái: Do đang xem điện thoại, bực nên đánh bé

Bảo mẫu liên tục đánh vào mặt bé gái: Do đang xem điện thoại, bực nên đánh bé

15:45 06/04/2025

Bảo mẫu ở Tiền Giang liên tục dùng tay đánh vào đầu, vào mặt bé gái trong giờ ngủ, sau đó nắm tay xách ngược bé ném qua một bên.

90% người nhầm lẫn: 'Giỏi giang' hay 'giỏi dang'?

90% người nhầm lẫn: 'Giỏi giang' hay 'giỏi dang'?

08:45 06/04/2025

Tiếng Việt khiến nhiều người bối rối khi viết vì nhiều chữ được phát âm giống nhau. Không ít người lúng túng, không biết phải viết 'giỏi giang' hay 'giỏi dang' mới đúng chính tả. Từ này thường dùng để miêu tả người có tài năng, thông minh, khéo léo và thành công trong công việc hoặc các lĩnh vực khác. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời ở box bình luận bên dưới. Đáp án câu hỏi trước: 'Trạm sá' hay 'trạm xá'? 'Trạm sá' là từ...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học