Hành trình bị trục xuất của một người vượt biên vào Mỹ

10:45 16/02/2025

Trong phòng giam người nhập cư trái phép ở Texas, Nelson Ardila cùng những người khác đang chắp tay cầu nguyện thì nhận được tin giấc mơ Mỹ của anh đã kết thúc.

Một nhân viên an ninh Trung tâm Giam giữ Port Isabel tại Texas cắt ngang buổi cầu nguyện tối 28/1 để thông báo rằng Ardila và giám mục đang thực hiện lễ cầu nguyện, người cũng bị bắt sau khi vượt biên vào Mỹ, sẽ phải lên đường lúc 20h.

Ardila được đưa vào trại Port Isabel trong thời gian chờ xếp lịch hẹn phỏng vấn với quan chức nhập cư Mỹ về đơn xin tị nạn. Anh gặng hỏi về điều gì đã xảy ra với lịch hẹn phỏng vấn, cũng như việc cháu trai anh được phép ở lại Mỹ còn anh thì không, nhưng các nhân viên chỉ đáp: "Tôi không thể cung cấp bất kỳ thông tin nào".

Vài phút sau, hành trình trục xuất bắt đầu. Các nhân viên trại Port Isabel còng tay và buộc xích quanh hông Ardila, như thể anh là một tội phạm. "Tôi chưa bao giờ cảm thấy buồn và dễ tổn thương đến vậy", Ardila, 37 tuổi, người từ Colombia tìm đường vượt biên vào Mỹ, nói.

Ngày 29/1, chuyến bay chở Ardila và những người nhập cư gốc Colombia bị trục xuất khỏi Mỹ hạ cánh xuống sân bay Bogata.

Trước đó, Colombia từ chối cho máy bay Mỹ chở người bị trục xuất vào không phận vì họ bị còng, xích, "đối xử như tội phạm". Sau gần một tuần tranh cãi với chính quyền Trump, Colombia đã sắp xếp ba chuyến bay để đưa người bị trục xuất hồi hương "trong điều kiện được tôn trọng".

Nhưng trong chuyến bay của Ardila do Mỹ quản lý, chuyến hồi hương người nhập cư đầu tiên sau cuộc khủng hoảng ngoại giao, anh và mọi người không những bị xích, mà còn bị các nhân viên an ninh trên máy bay trấn áp nếu tìm cách tháo xích.

Khi đến Bogota, Ardila bước khỏi phòng quản lý xuất nhập cảnh và nhận ra mình hoàn toàn đơn độc. Không có nhân viên cứu trợ nào giúp anh về nhà ở Bucaramanga, cách sân bay 410 km. Anh phải gọi cho đồng nghiệp cũ, nhờ chuyển 24 USD để bắt xe khách về quê.

Hành trình vượt biên của Ardila bắt đầu vào ngày 13/8/2024, khi cháu trai anh gợi ý vượt biên sang Mỹ lập nghiệp do có họ hàng ở Chicago. Anh đồng ý, nhận ra đây là cơ hội kiếm tiền chăm mẹ và anh trai, người mắc ung thư giai đoạn cuối.

"Bố tôi mất năm 2021 vì đại dịch. Tôi đã hứa với ông rằng sẽ không để mẹ và anh phải bơ vơ. Đã lâu rồi chúng tôi không có tiền sửa mái nhà, tường hay phòng tắm", anh nói.

Họ chuẩn bị hết ba tuần. Cháu trai Ardila đi vay mượn, bán xe máy được 3.600 USD. Ardila cũng nghỉ việc sau 15 năm làm phụ bếp và nhận được trợ cấp thôi việc 480 USD. Hai người bay đến Mexico City vào tháng 12/2024, rồi lên lịch hẹn với cơ quan quản lý nhập cư Mỹ, với hy vọng sẽ được cấp giấy phép nhân đạo, cho phép họ nhập cảnh hợp pháp vào Mỹ trong thời gian chờ xét duyệt đơn tị nạn.

Trong khi chờ đợi, họ tìm việc ở ngoại ô Mexico City, rồi bắt đầu lo lắng khi không có ai liên lạc, trong khi ông Donald Trump sắp nhậm chức Tổng thống và tuyên bố sẽ thắt chặt chính sách nhập cư.

Hai người quyết định liên hệ với một nhóm người đang chuẩn bị tổ chức vượt biên sang Mỹ. Không lâu sau, họ nhập nhóm với 22 người khác, chuẩn bị lên đường.

Ardila và cháu trải qua tháng tiếp theo vật lộn với giá rét trên những toa tàu chở hàng La Bestia chở người di cư đến biên giới Mỹ. Họ phải trốn tránh giới chức tại các trạm kiểm soát, thậm chí còn bị băng đảng buôn người đe dọa vì mặc quần áo tươm tất hơn những người khác.

"Cháu tôi xin tôi tha thứ vì khiến tôi rơi vào tình cảnh này. Tôi trấn an, nói cả hai cần mạnh mẽ, tiếp tục hành trình", Ardila kể. Để vững tâm, anh tìm đến tôn giáo. "Thi thiên 121 nói Chúa sẽ chở che chúng con khi ra đi và khi trở về. Chúng con sẽ bước trên con đường công chính, được Chúa bảo vệ khỏi hiểm nguy".

Hai người tách nhóm ở chặng cuối, sau khi nộp những đồng USD cuối cùng cho băng đảng buôn người. Vài ngày sau, họ đi thuyền vượt sông biên giới, rồi tự nộp mình cho giới chức Mỹ. Đó là ngày 20/1, ngày ông Trump trở lại Nhà Trắng.

Ardila bị giam trong 9 ngày ở một cơ sở gần biên giới. Anh trải qua hai đêm ở nơi mà anh mô tả là "vô nhân đạo", chật chội, khẩu phần ăn kham khổ và thường xuyên bị giễu cợt, xúc phạm.

"Họ gọi tôi là rác rưởi, nói tôi sẽ xuống địa ngục, rằng tôi vượt biên trái phép, phí tiền bạc và thời gian. Họ hỏi ai đã hướng dẫn tôi nộp mình cho biên phòng Mỹ, khi biết rằng sau cùng cũng sẽ bị trục xuất", Ardila nói.

Anh và cháu trai sau đó được chuyển đến trung tâm Port Isabel ở Texas, nơi anh được đối xử tốt hơn. Vài ngày sau, anh bị còng, xích, áp giải lên máy bay về nước.

"Tôi đã nghĩ họ sẽ không làm vậy vì Tổng thống Colombia Gustavo Petro muốn đảm bảo chúng tôi được đối xử tôn trọng", anh kể. "Đó là khoảnh khắc đau đớn nhất. Tôi tự nhủ đó là ý Chúa, rằng Chúa không muốn tôi định cư ở Mỹ".

Rời khỏi sân bay, dù trải qua những giờ phút đầu căng thẳng, Ardila cố gắng bình tâm, nghĩ rằng anh sắp được đoàn tụ với mẹ, anh chị em ruột.

Anh cũng nghĩ về những câu chuyện tích cực trong hành trình vừa qua, về lần anh và cháu dạy tiếng Tây Ban Nha cho một người Brazil ở Mexico, hay lần họ trò chuyện bằng ngôn ngữ ký hiệu với một người Thổ Nhĩ Kỳ.

"Tôi biết ơn vì đã kết bạn được với nhiều người đa quốc tịch. Mọi người đều hỏi han, buồn bã khi hay tin tôi bị trục xuất", Ardila chia sẻ.

Một tuần sau, ông chủ tại nhà hàng nơi Ardila làm phụ bếp trong 15 năm liên lạc và ngỏ ý muốn anh quay lại làm việc.

"Các đồng nghiệp rất vui khi thấy tôi trở lại. Họ thấy tôi trên TV. Ai cũng phấn khởi, nói: 'Chào mừng anh về quê nhà Colombia''', Ardila nói.

Nhưng khó khăn tài chính vẫn còn đó. Hy vọng của anh hiện là cháu trai, người vẫn ở Mỹ, có thể sẽ được ở lại và gửi tiền về trả nợ. "Chúng tôi chờ tin tích cực từ cháu", Ardila cho hay.

Đức Trung (Theo El Pais, Washington Post, Guardian)

Có thể bạn quan tâm
Hình xăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gây tranh cãi

Hình xăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gây tranh cãi

17:45 31/03/2025

Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.

Nỗi lo với các tòa nhà cao tầng ở Bangkok sau động đất

Nỗi lo với các tòa nhà cao tầng ở Bangkok sau động đất

16:45 31/03/2025

Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.

NATO dưới thời Tổng thống Trump 2.0: 'Cái chết' được báo trước?

NATO dưới thời Tổng thống Trump 2.0: 'Cái chết' được báo trước?

00:45 31/03/2025

Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

06:45 28/03/2025

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Tình hình Nam Sudan: Xung đột tiếp diễn, Phó Tổng thống bị bắt, Mỹ ra mặt

Tình hình Nam Sudan: Xung đột tiếp diễn, Phó Tổng thống bị bắt, Mỹ ra mặt

06:45 28/03/2025

Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.

Đan Mạch muốn mua thêm F-35 Mỹ giữa căng thẳng vì Greenland

Đan Mạch muốn mua thêm F-35 Mỹ giữa căng thẳng vì Greenland

17:45 27/03/2025

Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.

Sau vụ máy bay chiến đấu thả bom nhầm, Mỹ-Hàn Quốc ra quyết dịnh khẩn cấp

Sau vụ máy bay chiến đấu thả bom nhầm, Mỹ-Hàn Quốc ra quyết dịnh khẩn cấp

04:01 27/03/2025

Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.

Dàn tên lửa Houthi khiến tàu sân bay Mỹ phải dè chừng

Dàn tên lửa Houthi khiến tàu sân bay Mỹ phải dè chừng

04:00 27/03/2025

Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.

Điểm tin thế giới sáng 21/3: Philippines mua tên lửa Ấn Độ, Phần Lan top 1 thế giới ở một lĩnh vực, Italy chỉ trích EC 'vô lý'

Điểm tin thế giới sáng 21/3: Philippines mua tên lửa Ấn Độ, Phần Lan top 1 thế giới ở một lĩnh vực, Italy chỉ trích EC 'vô lý'

04:00 27/03/2025

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học