Hàn Quốc đang yêu cầu kỷ luật 32 cán bộ và cựu cán bộ của Ủy ban Bầu cử quốc gia (NEC) do giúp con em gian lận trong các kỳ thi tuyển dụng gắt gao.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn thông báo ngày 27-2 của Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc (BAI) về việc yêu cầu kỷ luật 32 cán bộ và cựu cán bộ của Ủy ban Bầu cử quốc gia (NEC) do có liên quan đến hàng loạt hành vi sai phạm.
Trong đó có các hành vi như yêu cầu bộ phận nhân sự phải tuyển dụng người thân, gia đình vào các vị trí từ cấp trung đến cấp cao tại NEC, thao túng điểm phỏng vấn để giúp người thân, che giấu các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc thay đổi nhân sự.
Các kỳ tuyển dụng của NEC diễn ra tương đối gắt gao với nhiều vòng thi nhằm chọn lọc ra những nhân tố thực sự có năng lực làm việc tại ủy ban này.
Các nhà điều tra của BAI đã tiến hành điều tra toàn diện 291 đợt tuyển dụng của NEC từ năm 2013 đến nay, và phát hiện 878 trường hợp vi phạm quy định, gian lận ở nhiều vòng.
Đặc biệt, không ít các viên chức cấp trung và cấp cao của NEC đã chủ động liên hệ với các quản lý bộ phận nhân sự để tìm một vị trí cho con em, người thân.
Cựu tổng thư ký NEC Kim Se Hwan đã bị điều tra với cáo buộc lạm dụng quyền lực để châm chước cho con trai của mình vào làm công chức bậc 8 (công chức tại Hàn Quốc gồm 9 bậc, trong đó cao nhất là bậc 1 và 2) tại Ủy ban Bầu cử huyện Ganghwa, thành phố Incheon hồi năm 2019.
Ông Kim đã chính thức hầu tòa về vụ việc trên vào tháng 11-2024.
Năm 2023, cựu phó tổng thư ký NEC Song Bong Seop đã từ chức sau khi vướng vào tai tiếng tương tự.
Cụ thể, năm 2018, ông Song đã gọi điện yêu cầu một cán bộ của Ủy ban Bầu cử tỉnh Chungcheongbuk phải giới thiệu và đưa con gái của mình vào làm việc tại Ủy ban bầu cử huyện Danyang, tỉnh Chungcheongbuk.
Nhiều trường hợp khác cũng bị phát hiện đã cung cấp thông tin giả, che giấu sự thật hoặc không khai báo đủ thông tin khi bị Quốc hội Hàn Quốc yêu cầu cung cấp thông tin về người thân, gia đình.
Ngoài các vụ gian lận trong tuyển dụng, BAI còn phát hiện nhiều sai phạm khác trong quá trình hoạt động của NEC như kỷ luật, quản lý công chức lỏng lẻo, tổ chức nhiều kỳ thi hoặc hoạt động ngoài kế hoạch để tăng số lượng công chức cấp cao.
Hiện Chính phủ Hàn Quốc và BAI vẫn tiếp tục điều tra để làm rõ nhiều trường hợp sai phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp để tạo ra môi trường tuyển dụng công bằng cho tất cả mọi người, đồng thời nâng cao hiệu quả của các ủy ban bầu cử địa phương.
Trưởng phái đoàn Nga cho biết họ hài lòng về cuộc đàm phán tại Istanbul, trong khi Ukraine nói rằng Nga đã 'nêu ra một số điều chúng tôi không thể chấp nhận được'.
Pakistan nói đã hạ 5 tiêm kích Ấn Độ, trong đó có mẫu Rafale trị giá hơn 100 triệu USD, khi đối phó cuộc không kích của nước láng giềng.
Quân đội Israel tuyên bố đang triển khai lực lượng ở miền nam Syria nhằm bảo vệ cộng đồng thiểu số Druze sau các cuộc giao tranh gần đây.
Vatican sẽ tổ chức Mật nghị Hồng y, quy trình có thể kéo dài nhiều ngày, để bầu người kế nhiệm Giáo hoàng Francis trong tuần này.
Ngày 3/5, tại Công viên Trung tâm Hanazono, thành phố Higashi Osaka, tỉnh Osaka, Nhật Bản, lễ hội văn hóa 'Trái tim Việt Nam – 50 năm hòa chung một nhịp' đã chính thức khai mạc.
Trang Indonesiawindow ngày 30/4 đăng bài viết nhận định Việt Nam đã có những bước đổi thay và phát triển mạnh mẽ sau dấu mốc lịch sử 30/4/1975 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
5 tiêm kích KF-16 Hàn Quốc huấn luyện bắn đạn thật sáng 6/3, trong đó hai chiếc đầu tiên thả loạt bom nhầm vào khu dân cư ở tỉnh Gyeonggi.
Trung Quốc “trục xuất” tàu Nhật Bản, Israel không kích ồ ạt Lebanon, Mỹ đề xuất thỏa thuận ngừng bắn mới tại Gaza, EU giải ngân khoản vay mới cho Ukraine, Lực lượng đặc nhiệm Mỹ triển khai khắp Philippines… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Một vụ giẫm đạp kinh hoàng xảy sáng 3/5 tại đền Lairai Devi thuộc làng Shirgao, bang Goa của Ấn Độ, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và khoảng 80 người bị thương.