Hai năm nếm trải nỗi đau chiến tranh của người Ukraine

19:30 23/02/2024

Giận dữ, mệt mỏi và kiệt sức là tâm trạng phổ biến của nhiều người Ukraine, đặc biệt là binh sĩ ở tiền tuyến, sau hai năm chiến sự với Nga.

Con đường gập ghềnh, lầy lội, xuyên qua những ngôi làng hoang vắng và cánh đồng gần tiền tuyến ở Donetsk dẫn tới một căn cứ quân sự ẩn trong rừng. Ở đó, cạnh ấm nước đang sôi trên bếp gas và tiếng pháo gầm rú từ xa, Titushko, binh sĩ Ukraine 39 tuổi thuộc Lữ đoàn Xe tăng số một, tỏ vẻ mệt mỏi khi nói về cuộc chiến với Nga trong bối cảnh thiếu thốn đạn dược nghiêm trọng.

Hồi tháng 11/2023, cứ mỗi 10 ngày, đơn vị của Titushko lại được cấp 300 quả đạn pháo. Nhưng giờ đây, họ phải tiết kiệm, chỉ dám bắn 10 quả một ngày.

"Lúc đó, chúng tôi bắn liên tục để tập kích quân địch mỗi khi nhìn thấy mục tiêu. Bây giờ, chúng tôi chỉ khai hỏa để phòng thủ", anh nói.

Đạn pháo dự trữ tại căn cứ còn rất ít, trong đó có những quả đạn pháo được cho là của Iran bị Mỹ tịch thu ở Biển Đỏ, khi đang trên đường chuyển tới nhóm Houthi tại Yemen. Một binh sĩ Ukraine cho hay lô đạn pháo này "thường xuyên bị lép".

Sau hai năm giao tranh liên tục, Ukraine giờ đây đang ở thế phòng thủ, rơi vào cảnh thiếu đạn và binh lực nghiêm trọng. Quân đội Ukraine tuần trước phải rút khỏi Avdeevka, hứng chịu thất bại lớn đầu tiên kể từ tháng 5/2023.

Tin xấu đến vào thời điểm cuộc xung đột sắp bước vào năm thứ ba và có thể là thời điểm khó khăn nhất với Ukraine. Tâm trạng của người dân Ukraine giờ đây khác hẳn một năm trước, lúc tinh thần họ vẫn phấn chấn vì sự đoàn kết của cả đất nước và niềm tin vào một chiến thắng nhanh chóng.

Tại Kiev, nhà sử học Natalia Kryvda cho hay trong những tháng đầu tiên, cả xã hội đoàn kết vì mục tiêu chung, tạo ra một bản sắc Ukraine mới. "Cảm giác khi đó rất tốt đẹp. Nhưng tôi e là tinh thần đoàn kết này đang rạn nứt", cô nói.

Trước thương vong trên chiến trường gia tăng, nhân lực và vật tư cạn kiệt, viện trợ của Mỹ đình trệ, cùng kịch bản ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng và chấm dứt mọi hỗ trợ cho Kiev, xã hội Ukraine đang trải qua tâm trạng bất an chưa từng thấy.

Tại căn cứ ở Donetsk, Titushko nói về cảm giác của mình trong hai tuần về thăm nhà gần đây. Thời bình, anh làm công nhân lái máy gặt đập liên hợp ở Chernihiv, phía bắc Ukraine, trước khi đăng ký nhập ngũ trong những ngày đầu xung đột.

Đợt nghỉ phép này là lần đầu tiên Titushko rời mặt trận trong hai năm qua. Thay vì vui vẻ, Titushko khó chịu khi nhìn thấy những người khác tận hưởng cuộc sống bình thường trong nhà hàng và cà phê ở hậu phương, hỏi han anh về cuộc chiến.

"Họ cứ hỏi những câu ngớ ngẩn. 'Ở đó thế nào? Cậu giết được bao nhiêu lính Nga? Bao nhiêu binh sĩ Ukraine đã chết?'", Titushko nói, tự hỏi tại sao những người đàn ông này không kề vai sát cánh với mình ở tiền tuyến.

"Tôi không hiểu. Ở đây có đủ việc để làm, kể cả không cầm súng. Người ta có thể đi đào hào, nấu nướng. Ban đầu ai cũng muốn giúp sức, ai cũng quan tâm, nhưng bây giờ thì khác. Tôi nhìn họ, trong đầu nghĩ: 'Các anh sẽ làm gì nếu quân Nga quay lại? Các anh nghĩ họ sẽ phát cho mình kẹo mút à?'"

Chiêu binh giai đoạn này ngày càng khó khăn. Kiev liên tục huy động quân nhân trong năm qua và lên kế hoạch bổ sung hàng nghìn binh sĩ trong năm tới. Một số người sẵn lòng ra trận nếu được gọi, nhưng nhiều người kiên quyết trốn ở nhà vì sợ bị triệu tập trên đường, hoặc tìm cách rời đất nước.

"Huy động quân sẽ khó khăn. Bản năng tự vệ, cùng nỗi lo về cuộc chiến kéo dài khiến không ai muốn mạo hiểm mạng sống của người thân", Volodymyr Fesenko, nhà phân tích chính trị ở Kiev, nói. "Chắc chắn Ukraine cần tuyển thêm quân, nhưng sẽ rất thách thức".

Ông kỳ vọng chính phủ Ukraine có thể giải quyết vấn đề này theo từng tháng, thay vì phát lệnh huy động cùng lúc nhiều người, bởi họ sẽ không có đủ nguồn lực để động viên nửa triệu người cùng lúc, trong khi điều này sẽ tác động nặng nề tới nền kinh tế.

Tân binh chiến đấu thế nào cũng là bài toán khó. Một nguồn tin quân đội cho hay giới chức đang lên kế hoạch tăng thời gian huấn luyện tân binh lên hai tháng thay vì một tháng, nhưng thời gian này vẫn chưa đủ.

"Vấn đề nằm ở tâm lý hơn kỹ năng", Valentyn, phó chỉ huy một sư đoàn pháo binh, nói. "Người dân bình thường cần được hướng dẫn để làm quen với việc xa nhà, xa người thân lâu ngày ở tiền tuyến".

Hàng triệu người Ukraine không tham chiến vẫn giúp sức bằng nhiều cách, nhưng chia rẽ trong xã hội ngày càng sâu sắc. Anastasiia Shuba, luật sư trong hội đồng chống tham nhũng của Bộ Quốc phòng, đã cắt liên lạc với những người bạn mà cô cho là thờ ơ với cuộc chiến. Cô thường xuyên ra mặt trận với tư cách tình nguyện viên mang đồ tiếp tế cho quân đội và thăm chồng, sĩ quan chỉ huy ở miền đông.

Sau những chuyến đi tiền tuyến, cô nhận ra sự tương phản ở Kiev, nơi cửa hàng, nhà hàng vẫn mở cửa, đường phố vẫn nhộn nhịp bất chấp đạn pháo của Nga đang dội xuống đất nước.

"Chồng tôi bảo: 'Các anh ở đây để đảm bảo cuộc sống bình thường cho em và mọi người'. Anh ấy dặn tôi cứ đi mua sắm, đi biển cùng con trai", cô nói. "Nhưng rất khó. Đương nhiên, không phải ai cũng biết cầm súng hay sẵn sàng đảm nhận công việc của tình nguyện viên ở tiền tuyến. Chúng ta vẫn cần người vận hành nền kinh tế. Nhưng khi đất nước lâm nguy, chỉ có những kẻ ăn bám mới tiếp tục sống mà không tìm cách giúp đỡ".

Cô không muốn bi quan về tương lai cuộc chiến mà sẽ cố gắng hết sức để làm việc hữu ích. Một vài điểm sáng lóe lên giữa cuộc chiến u ám, như Ukraine đang chiếm ưu thế ở Biển Đen bằng loạt cuộc tập kích bằng xuồng tự sát không người lái, hay sản lượng drone, thiết bị bay không người lái đóng vai trò quan trọng trên chiến trường, được tăng cường.

Có điều, bối cảnh quốc tế khiến triển vọng giành chiến thắng của Ukraine trở nên mờ mịt hơn. Liên minh châu Âu (EU) đã phê duyệt gói viện trợ 50 tỷ euro cho Ukraine, nhưng gói viện trợ 60 tỷ USD của Mỹ vẫn chưa qua được ải Hạ viện.

Không chỉ trên mặt trận, chính trường Ukraine cũng đã xuất hiện những vết nứt. Sự đoàn kết trong năm đầu tiên bắt đầu nhạt dần qua những tháng gần đây, khi các đối thủ chính trị của ông Zelensky tăng cường lên tiếng.

"Ai cũng kiệt sức, cả về thể xác lẫn tinh thần", một nhà ngoại giao ở Kiev nói.

Nếu trong thời bình, Ukraine sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào mùa xuân năm nay, nhưng tình hình bây giờ là không thể. Cũng có một số ý kiến lo ngại rằng ông Zelensky chưa tìm ra đường lối mới sau thời kỳ đầu để thu hút người ủng hộ.

"Bây giờ ở Ukraine chỉ có hai người có quyền ra quyết định", một nhà ngoại giao khác nói, nhắc đến ông Zelensky và chánh văn phòng Andriy Yermak.

Ông Zelensky hồi đầu tháng 2 quyết định sa thải tư lệnh quân đội Valery Zaluzhny. Quyết định thay tướng giữa dòng diễn ra thuận lợi, bởi đa số người Ukraine đều hiểu bất ổn nội bộ chỉ có lợi cho Nga. Tuy nhiên, một số người cho rằng tướng Zaluzhny bị sa thải vì ông ngày càng nổi tiếng và là đối thủ chính trị tiềm tàng với ông Zelensky.

Kết cục vẫn chưa rõ với cả Nga và Ukraine, nhưng một chiến thắng hoàn toàn cho Ukraine được cho là rất khó xảy ra. Đàm phán với Nga cũng là chủ đề cấm kỵ, bởi có thể Moskva sẽ không tuân thủ thỏa thuận và chỉ dừng tấn công để củng cố lực lượng trước khi tiếp tục cuộc chiến. Nhưng chiến sự cũng không thể kéo dài mãi.

"Nếu năm tới chúng tôi vẫn sống, có lẽ sẽ buộc phải đàm phán ngừng bắn", nhà phân tích chính trị Fesenko ở Kiev nói.

Đối với nhiều người ở tiền tuyến, chấp nhận một nền hòa bình mong manh và không hoàn hảo là sự nhượng bộ không thể tưởng tượng nổi với xương máu của đồng đội họ trong hai năm qua. Titushko không thể chịu nổi nếu về quê tận hưởng cuộc sống yên bình rồi lại bị gọi lên đường chiến đấu với quân Nga.

"Sau cuộc chiến chống phong trào ly khai ở Donbass năm 2014, chúng tôi nghĩ mọi chuyện đã kết thúc, nhưng Nga đã quay lại. Lần này, chúng tôi phải ngăn điều đó tiếp tục xảy ra", anh nói.

Hồng Hạnh (Theo Guardian)

Có thể bạn quan tâm
Điểm tin thế giới sáng 4/1: Houthi tiếp tục tấn công tàu trên Biển Đỏ, NATO mua 1.000 tên lửa Patriot, Chủ tịch Đại học Harvard từ chức

Điểm tin thế giới sáng 4/1: Houthi tiếp tục tấn công tàu trên Biển Đỏ, NATO mua 1.000 tên lửa Patriot, Chủ tịch Đại học Harvard từ chức

07:10 04/01/2024

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 4/1.

Vùng ly khai Moldova đề nghị Nga bảo vệ

Vùng ly khai Moldova đề nghị Nga bảo vệ

21:20 28/02/2024

Các quan chức chính quyền ly khai Transnistria tổ chức hội nghị đặc biệt, thông qua nghị quyết kêu gọi Nga bảo vệ khu vực này trước áp lực từ Moldova.

Trung Quốc tuyên bố phát hiện gián điệp Anh trong cơ quan trung ương

Trung Quốc tuyên bố phát hiện gián điệp Anh trong cơ quan trung ương

12:10 03/06/2024

Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc thông báo phát hiện hai nhân viên cơ quan trung ương bị tuyển mộ và làm gián điệp cho tình báo Anh.

Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

05:20 26/11/2023

Chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới Anh đánh dấu bước chuyển mình mới trong quan hệ song phương thời gian tới.

Hơn một nửa các hoạt động của Thủ tướng tại Hàn Quốc sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh tế

Hơn một nửa các hoạt động của Thủ tướng tại Hàn Quốc sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh tế

14:30 29/06/2024

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thủ tướng mới của Bồ Đào Nha

Thủ tướng mới của Bồ Đào Nha

12:10 21/03/2024

Bồ Đào Nha vừa chào đón Thủ tướng mới của nước này, ông Luis Montenegro - người đứng đầu đảng Liên minh Dân chủ (AD).

Liên minh cánh tả được dự báo đánh bại phe cực hữu Pháp

Liên minh cánh tả được dự báo đánh bại phe cực hữu Pháp

08:30 08/07/2024

Liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NFP) được dự báo giành được 177-198 ghế quốc hội, vượt qua phe cực hữu và liên minh của ông Macron.

Tăng cường hiểu biết giữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam-Trung Quốc

Tăng cường hiểu biết giữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam-Trung Quốc

16:00 25/06/2024

Ngày 24/6, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, ông Chu Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc tiếp thân mật các đại biểu tham gia Diễn đàn nhân dân Việt-Trung lần thứ 12.

Phát ngôn viên của Navalny yêu cầu Nga trả thi thể cho gia đình

Phát ngôn viên của Navalny yêu cầu Nga trả thi thể cho gia đình

02:00 18/02/2024

Phát ngôn viên của Navalny nói chưa rõ giới chức Nga chuyển lãnh đạo đối lập đi đâu sau khi ông qua đời và yêu cầu trả lại thi thể ông cho gia đình.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới