Để hồi sinh sông Tô Lịch trước ngày 2/9, trước mắt Hà Nội lấy nước Hồ Tây bổ sung, lâu dài sẽ nghiên cứu dẫn nước từ sông Hồng về theo trục đường Võ Chí Công.
Ngày 5/2, Văn phòng UBND TP Hà Nội ra thông báo kết luận chỉ đạo của Chủ tịch thành phố Trần Sỹ Thanh tại buổi họp nghe báo cáo về phương án bổ cập nước vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường.
Theo đó, thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu, đề xuất phương án lấy nước từ Hồ Tây để bổ cập cho sông Tô Lịch qua cửa điều tiết hồ Tây A - Cống Đõ - Mương Thụy Khuê trong trường hợp cần thiết nhằm giữ mực nước sông Tô Lịch. Việc này hoàn thành trong tháng 8.
Để đảm bảo giữ ổn định mực nước Hồ Tây và không bị ảnh hưởng khi bổ cập cho sông Tô Lịch, quận Tây Hồ được giao chủ trì đề xuất phương án sử dụng nguồn nước từ sông Hồng và nước sau xử lý của Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây để bổ cập lại cho hồ.
Nguồn nước sau xử lý của Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây và từ sông Hồng sẽ được đưa về hồ Sen với chức năng hồ lắng trung gian trước khi bổ sung cho Hồ Tây để không ảnh hưởng đến hệ sinh thái của hồ.
Thành phố sẽ lập dự án thu gom toàn bộ cửa xả nước thải xuống Hồ Tây còn lại (giai đoạn trước đã thu gom hầu hết nước thải đưa về Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây). Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn sẽ thường xuyên quan trắc, đánh giá chất lượng nguồn nước sau xử lý của Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây để nước thải sau xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
Về lâu dài, thành phố yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND quận Tây Hồ rà soát quy hoạch có liên quan, nghiên cứu kỹ, đề xuất phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trục đường Võ Chí Công (có kết nối với việc bổ cập nước giai đoạn trước mắt đã triển khai) đảm bảo vừa bổ sung nước sông Tô Lịch vừa điều tiết mực nước Hồ Tây được ổn định.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp được giao rà soát toàn bộ cửa xả nước thải dọc sông Tô Lịch để bổ sung hệ thống cống thu gom triệt để nước thải hai bên sông đưa về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá; nghiên cứu xây dựng các đập dâng trên sông Tô Lịch (bao gồm đập chữ T tại ngã ba sông Tô Lịch gần chùa Long Quang, huyện Thanh Trì và các đập cao su để giữ mực nước trên sông).
Theo báo cáo ngày 4/2 của Sở Xây dựng, hiện còn hơn 80 cống xả thẳng nước thải vào sông Tô Lịch, trong đó 26 cống nằm trong phạm vi dự án Nhà máy nước thải Yên Xá và 55 cống thuộc lưu vực thoát nước S3 (đưa nước thải về nhà máy nước thải Phú Đô, nhưng dự án chưa triển khai). Việc nạo vét tổng thể sông Tô Lịch được giao cho Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, cơ bản hoàn thành trong tháng 8, khối lượng nạo vét gần 60.000 m3.
Thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì trang trí, vệ sinh môi trường đảm bảo cảnh quan đô thị khu vực ven sông. Trước mắt, các quận, huyện dọc sông Tô Lịch vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, đất thải, trồng cây tạo cảnh quan.
Trước đó hồi đầu tháng 1, Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch, tổng đầu tư khoảng 550 tỷ đồng bằng ngân sách thành phố và hoàn thành trước tháng 9. Phương án đề xuất là làm tuyến ống dài hơn 5 km lấy nước từ sông Hồng, xuyên qua đê, chạy dọc đường Võ Chí Công và đổ vào đầu sông Tô Lịch tại nút giao Hoàng Quốc Việt.
Cuối tháng 1, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch, tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Việc chuyển nước từ sông Hồng về Tô Lịch cần thực hiện đồng thời với rà soát quy hoạch có liên quan, thực hiện đồng bộ giải pháp để thu gom toàn bộ nước thải dọc các sông, kiểm soát nước mưa, chỉnh trang đô thị, cải tạo cảnh quan hai bên, phát huy hiệu quả kinh tế, văn hóa, môi trường.
Sông Tô Lịch hiện nay dài 13,4 km, điểm đầu là mương Nghĩa Đô đường Hoàng Quốc Việt. Điểm cuối có hai hướng thoát, thứ nhất ra sông Nhuệ qua cửa điều tiết đập Thanh Liệt và thứ hai thoát ra sông Hồng qua tuyến hạ lưu sông Kim Ngưu về trạm bơm Yên Sở công suất 90 m3/s, bơm cưỡng bức ra sông Hồng.
Những năm qua Hà Nội triển khai nhiều dự án khắc phục ô nhiễm sông Tô Lịch nhưng không hiệu quả. Thành phố đang thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (xã Thịnh Liệt, Thanh Trì), mục tiêu là tách và thu gom toàn bộ nước thải, nước mưa khỏi hệ thống thoát nước chung nhằm cải thiện chất lượng nước các dòng sông, trong đó có Tô Lịch. Tuy nhiên, nước sau xử lý không bổ cập trở lại mà đổ ra cuối nguồn nên sông Tô Lịch bị hụt nước.
Thành phố dự báo sông Tô Lịch vào mùa khô tới sẽ trơ lớp bùn đáy gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo cảnh quan đô thị nên cần triển khai dự án khẩn cấp để bổ sung nước cho sông.
Võ Hải
Máy bay VJ1149 trượt khỏi đường băng và va vào đèn lề khiến hai lốp bị hỏng sau khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Đặng Đình Bình, tổng giám đốc nhiều công ty dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ ở TP HCM và Bình Dương, bị cảnh sát bắt sau 24 năm trốn truy nã vì bỏ trốn khỏi trại giam.
Ngày Quốc tế Lao động 1/5 hàng năm không chỉ là dịp để tôn vinh những đóng góp của tầng lớp công nhân mà còn là cơ hội để nhắc nhở chúng ta về những cuộc đấu tranh lịch sử của phong trào lao động quốc tế. Mặc dù đây là ngày lễ quan trọng được mong đợi vì mọi người được nghỉ làm và hưởng nguyên lương nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tại sao ngày 1/5 lại được chọn làm Ngày Quốc tế Lao động. Nguồn gốc Ngày Quốc tế Lao động Vào cuối thế kỷ 19, thời...
Nghệ An - Các trụ sở công dôi dư sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc khai thác hiệu quả, tránh lãng phí.
TPHCM - Công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 cơ bản đã hoàn tất các hạng mục trọng điểm như hội trường, khu lễ hội...
Trưa 3/5, anh Đinh Văn Kiên (43 tuổi, trú tại xã Tiên Hoàng, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) tử vong do bị bò tót tấn công trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng.
Cựu giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai cùng thuộc cấp bị xét xử về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
KTS Hoàng Thúc Hào trở thành người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu 2025 do có nhiều công trình kiến trúc nhân văn và bền vững.
HUẾ - Dùng danh nghĩa môi giới bất động sản, người đàn ông ở Huế dùng nhiều thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt gần 5 tỉ đồng của nhiều người.