Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024 thay đổi tiêu chuẩn xét tặng

06:40 07/03/2024

Ngoài mở rộng lĩnh vực xét duyệt, Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 có thêm nhiều điểm mới, thay đổi tiêu chuẩn xét tặng giúp quá trình đánh giá thêm công bằng, chính xác.

Tại hội nghị tập huấn xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024 tổ chức sáng 6/3, TS Phạm Đình Nguyên, Giám đốc cơ quan điều hành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted), cho biết các thay đổi được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18 của Bộ Khoa học và Công nghệ, ban hành ngày 15/8/2023.

Theo đó, giải thưởng sẽ được tổ chức định kỳ ba năm một lần thay vì thường niên như trước, đồng thời bổ sung thêm lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Về cơ cấu giải, có tối đa năm giải thưởng chính, nhưng không quá ba giải ở mỗi lĩnh vực, cùng với đó là ba giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi). Tổng thể, số giải sẽ tăng lên nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024 còn có thay đổi ở tiểu chuẩn xét tặng. Hội đồng sẽ đánh giá các cá nhân được đề cử thông qua ba công trình nghiên cứu trong bảy năm, mở rộng so với một công trình duy nhất trong năm năm theo quy định cũ. Điều này nhằm mang tới cơ hội ngang bằng giữa nhóm nhà khoa học trẻ và nhóm nhà khoa học kỳ cựu.

Trước đó, tại cuộc họp chiều 23/2 về triển khai đánh giá hồ sơ đề cử, ông Nguyên cho biết trong quá trình xây dựng thông tư, một số chuyên gia cho rằng mỗi ngành, liên ngành nên có một giải thưởng. Tuy nhiên, hội đồng đã không thông qua ý tưởng này để duy trì tính cạnh tranh và góc nhìn so sánh giữa các ngành. Ngoài ra, giải thưởng 2024 sẽ giữ kín thông tin ứng viên, đồng thời không yêu cầu nhà khoa học phải tự ứng cử.

"Đây là thay đổi hướng tới mục tiêu hội nhập quốc tế. Nhà khoa học xuất sắc sẽ không phải đi xin các quỹ và cơ quan quản lý khen mình mà có thể được đồng nghiệp, nơi công tác phát hiện, giới thiệu", ông nói.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nafosted cho rằng việc đánh giá các đề cử thuộc mảng khoa học xã hội và nhân văn có thể gặp khó khăn nhất định, do lĩnh vực này tồn tại nhiều góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, ban tổ chức và Bộ sẽ tôn trọng quyết định của các chuyên gia và vinh danh những cá nhân xứng đáng.

Cũng theo Thứ trưởng, các thay đổi trong quy định đều nhằm mục đích giúp giải thưởng được tổ chức tốt, toàn diện hơn. Ví dụ, giải thưởng Tạ Quang Bửu có thể được cơ cấu lại để giảm yêu cầu về bài báo quốc tế và tăng tiêu chuẩn liên quan tới tạp chí khoa học trong nước. Ngoài ra, việc được đăng lên các tạp chí Q1, Q2 chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ vẫn là sự đánh giá của các chuyên gia trong hội đồng. Do đó, những cá nhân sở hữu chỉ số H-index cao cũng không đảm bảo sẽ đạt giải.

"Khi đánh giá đề tài, hội đồng có thể thành lập các ban liên ngành, hoặc đề xuất mời thêm chuyên gia từ bên ngoài. Các nhà khoa học trong hội đồng sẽ tham mưu cho Bộ, để quy chế giải thưởng trong tương lai có những thay đổi mạnh mẽ, mạch lạc hơn. Không nên giữ suy nghĩ kỳ trước làm tốt thì kỳ mới không cần thay đổi", Thứ trưởng nói.

Hiện hội đồng đã tiếp nhận 97 hồ sơ, gồm 76 hồ sơ thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, 21 hồ sơ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Từ năm nay, hội đồng giải thưởng được tham gia sớm, có quyền tiếp cận hồ sơ đề cử để nắm thông tin, dự các phiên họp của hội đồng ngành để nêu ý kiến, nhưng không được phép bỏ phiếu. Dù có nhiều thay đổi trong quy chế, giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 vẫn xoay quanh mục tiêu vừa tôn vinh, vừa khích lệ các nhà khoa học. Bên cạnh việc chọn ra đề tài xuất sắc, hội đồng sẽ xét tới cả những nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nỗ lực vượt qua các rào cản để giúp nền khoa học Việt Nam hội nhập thế giới.

Từ 2014, Giải thưởng Tạ Quang Bửu được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nhằm tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật. Giải thưởng mang tên cố giáo sư Tạ Quang Bửu - một trong những người đặt nền móng xây dựng và phát triển các lĩnh vực khoa học trong nước. Sau 9 năm tổ chức, đã có 18 nhà khoa học là tác giả các công trình xuất sắc và bốn nhà khoa học trẻ được trao tặng giải thưởng. Năm 2021, không có nhà khoa học nào nhận được giải. Năm 2022, Hội đồng giải thưởng chỉ trao hai giải chính và không trao giải cho nhà khoa học trẻ.

Hoàng Giang

Có thể bạn quan tâm
Từ 2025, cứ có giấy phép lái xe ôtô là có thể hành nghề lái xe

Từ 2025, cứ có giấy phép lái xe ôtô là có thể hành nghề lái xe

09:50 29/06/2024

Trước đây, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định giấy phép lái xe ôtô có hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe.

Phát hiện yên ngựa vô cùng tinh xảo trong cổ mộ 2.000 năm

Phát hiện yên ngựa vô cùng tinh xảo trong cổ mộ 2.000 năm

09:00 28/05/2023

Theo một nghiên cứu mới, các nhà khảo cổ đã khai quật được một chiếc yên ngựa bằng da tinh xảo - có thể là chiếc lâu đời nhất từng được tìm thấy - từ một ngôi mộ ở tây bắc Trung Quốc.

Phát hiện mới về thi thể người đàn ông trong bụng cá mập

Phát hiện mới về thi thể người đàn ông trong bụng cá mập

11:30 07/03/2023

Con cá mập bị ngư dân bắt gần nơi người đàn ông mất tích, dẫn đến suy đoán trên các phương tiện truyền thông rằng con cá mập có thể đã giết anh ta. Nhưng các chuyên gia về cá mập và cảnh sát nghi ngờ rằng, người đàn ông đã chết trước khi bị cá mập ăn thịt.

Đường cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết: Vì sao hay đâm đuôi xe vào ban đêm?

Đường cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết: Vì sao hay đâm đuôi xe vào ban đêm?

07:20 25/09/2024

Khi vụ tai nạn xe khách Phương Trang chưa 'nguội', trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết lại xảy ra tai nạn nghiêm trọng giữa xe khách Thuận Thảo và xe đầu kéo khiến 1 người chết và hơn 10 hành khách bị thương.

Đồng hồ hạt nhân laser chính xác gấp 10 lần đồng hồ nguyên tử

Đồng hồ hạt nhân laser chính xác gấp 10 lần đồng hồ nguyên tử

16:40 19/08/2024

Đồng hồ hạt nhân chính xác hơn đồng hồ nguyên tử quang học có tiềm năng giúp giới nghiên cứu khám phá vật chất tối.

Trung Quốc bổ sung thêm hai vệ tinh vào hệ thống định vị Bắc Đẩu

Trung Quốc bổ sung thêm hai vệ tinh vào hệ thống định vị Bắc Đẩu

19:10 27/12/2023

Vào lúc 11h26 ngày 26/12, tên lửa đẩy Trường Chinh 3B và Viễn Chinh 1 của Trung Quốc đã được phóng lên từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây Nam nước này, đưa các vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu thứ 57 và 58 vào quỹ đạo định sẵn. Đây là nhóm vệ tinh định vị quỹ đạo trái đất tầm trung đầu tiên được phóng lên kể từ khi hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu-3 (BDS-3) chính thức đi vào hoạt động ngày 31/7/2020. Tính đến nay, số vệ tinh...

Hàng trăm con vẹt tê liệt rơi xuống Australia

Hàng trăm con vẹt tê liệt rơi xuống Australia

21:00 02/02/2024

Hơn 200 con vẹt rơi từ không trung xuống bang New South Wales trong tuần qua, khiến các nhà khoa học bối rối.

Miền Tây quay quắt giữa hạn, mặn: Nương theo quy luật để thích ứng lâu dài

Miền Tây quay quắt giữa hạn, mặn: Nương theo quy luật để thích ứng lâu dài

05:10 27/03/2024

Hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây), do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và các đập nước thượng nguồn sông Mê Kông. Từ diễn biến thực tiễn, việc sống chung, thích ứng lâu dài với hạn, mặn cần được tính tới, thay vì các giải pháp ngăn mặn một cách quá cực đoan, trái quy luật.

Nhật bắt đầu săn cá voi lớn thứ hai trên Trái Đất

Nhật bắt đầu săn cá voi lớn thứ hai trên Trái Đất

08:30 11/05/2024

Nhật Bản đưa thêm cá voi vây, loài động vật biển có vú từng thuộc nhóm nguy cấp, vào danh sách đánh bắt thương mại, gây lo ngại cho các nhà bảo tồn.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới