Dùng điện thoại để thanh toán khi đổ xăng có an toàn?

19:30 30/04/2024

Nhiều cây xăng hiện cho thanh toán không dùng tiền mặt qua điện thoại, tuy nhiên vẫn có nơi đặt biển cấm dùng điện thoại để đảm bảo an toàn.

Thanh toán bằng điện thoại ngày càng phổ biến, nhưng liệu có an toàn khi dùng ở cây xăng? - Ảnh: DRIVE

Vậy xét về mặt khoa học, có thể dùng điện thoại ở cây xăng không?

"Chưa có bằng chứng rõ ràng"

Nhật báo Strait Times của Malaysia ghi nhận ý kiến các chuyên gia khẳng định vi sóng từ điện thoại gây ra cháy nổ chỉ là một giả thuyết được lan truyền từ những năm 1990, nhưng đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng.

Tiến sĩ Chandima Gomes chuyên ngành kỹ thuật điện của Đại học Putra Malaysia (UPM) cho biết về mặt lý thuyết, vi sóng có thể tạo ra tia lửa khi tiếp xúc với kim loại, nhưng sóng phát ra từ điện thoại quá yếu không thể gây nổ.

Tiến sĩ Gomes giải thích sóng vi sóng từ điện thoại di động có cường độ rất thấp, chỉ khoảng 2,45GHz. Để tạo ra loại tia lửa điện, bạn cần một lò vi sóng có công suất rất cao.

  • Nổ điện thoại, thiếu niên 14 tuổi bị giập nát bàn tay

  • Cấm dùng điện thoại trong bán kính 200m quanh quả bom to còn 2 ngòi nổ

"Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy lượng bức xạ của điện thoại di động đủ để tạo ra một tia lửa", tiến sĩ Gomes nói.

Ngoài ra bài viết trên trang Science ABC cho biết điện thoại di động phát ra năng lượng rất thấp, thường từ 0,1 đến 2 watt, không đủ để đốt cháy hơi xăng. Con số này nhỏ hơn rất nhiều so với các thiết bị gia dụng thông thường, như lò vi sóng hoạt động ở mức công suất khoảng 800 đến 1000 watt.

Chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng MythBusters của Discovery Channel đã thực hiện một thí nghiệm để kiểm chứng. Nhóm thiết kế một buồng kín chứa đầy hơi xăng và đặt một chiếc điện thoại ở giữa buồng. Nhóm nhiều lần thử gọi vào chiếc điện thoại ấy, kết quả vẫn bình thường, không có nổ hay bốc cháy.

Trong khi đó, công ty Shell ở Anh cũng đã công bố một nghiên cứu liên quan tia lửa tần số vô tuyến từ điện thoại di động, kết luận rằng điện thoại di động được sử dụng đúng cách không gây ra mối nguy hiểm đáng kể trên các cây xăng.

Thay vào đó hút thuốc và đánh diêm mới là mối nguy hiểm hàng đầu.

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu áp dụng thanh toán qua ứng dụng di động tại cây xăng - Ảnh: ORLEN

Những vụ cháy khi dùng điện thoại ở cây xăng là vì sao?

Viện Thiết bị Dầu khí (Mỹ) cho hay chưa ghi nhận trường hợp điện thoại di động gây cháy tại cây xăng.

Tiến sĩ Robert Renkes, từng giữ chức phó chủ tịch điều hành Viện Thiết bị Dầu khí, cho biết một vài trường hợp tai nạn khi bơm xăng có sự xuất hiện của điện thoại di động nhưng điện thoại không phải là nguyên nhân trực tiếp. Thay vào đó, một nguyên nhân phổ biến là do tĩnh điện từ cơ thể người.

Sau khi điều tra hàng trăm vụ cháy, Renkes mô tả diễn biến phổ biến các vụ tai nạn trong trường hợp này là khi một người đang đổ xăng và quay vào trong xe để gọi điện. Khi vào trong, người lái xe cọ xát vào ghế, tạo ra tĩnh điện và tích điện vào cơ thể. Đến lúc quay trở ra, tĩnh điện chưa hết và họ đã chạm vào vòi bơm gây bắt lửa.

Năm 2010, một nghiên cứu của Viện Thiết bị Dầu khí chỉ ra tích tụ tĩnh điện gây ra gần 50% vụ cháy trạm xăng được nghiên cứu. Chính vì thế Viện Thiết bị Dầu khí thường đưa ra 3 lời khuyên cho tài xế ô tô lúc đổ xăng là tắt động cơ, không hút thuốc và không trở vào xe khi đang đổ xăng.

Tuy nhiên theo tiến sĩ Chandima, tình huống tĩnh điện từ cơ thể người khó xảy ra ở nước có độ ẩm cao hạn như Malaysia, bởi độ ẩm cao sẽ tự động hấp thụ điện tích dư thừa trong cơ thể.

Tiến sĩ Chandima cho biết thêm một rủi ro khác, được cho là nguyên nhân chính của vụ hỏa hoạn tại một cây xăng Malaysia, là sạc điện thoại hoặc pin điện thoại kém chất lượng dễ gây cháy nổ trong thời tiết nắng nóng.

Vừa sạc pin vừa dùng điện thoại cũng gây nguy cơ cháy nổ.

Chia sẻ với truyền thông sau tai nạn trên, chủ tịch Hiệp hội Đại lý Xăng dầu Malaysia Datuk Hashim Othman cho biết phương châm của các cây xăng dầu là "thà an toàn còn hơn tiếc nuối". Do đó, nhiều cây xăng vẫn đặt biển cấm dùng điện thoại di động trong các trạm xăng.

Tương tự các cuộc kiểm tra của Hiệp hội Công nghiệp Dầu khí Anh (UKPIA) không tìm thấy bằng chứng trực tiếp nào liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động với cháy ở trạm xăng.

Theo cơ quan này, khuyến cáo không dùng điện thoại khi đổ xăng nhằm cảnh báo sự mất tập trung trong không gian đông đúc và tiềm ẩn nhiều rủi ro như trạm xăng có thể gây ra các tai nạn không đáng có.

Có thể bạn quan tâm
Phát hiện súng thần công thời nhà Nguyễn ở Hải Phòng

Phát hiện súng thần công thời nhà Nguyễn ở Hải Phòng

22:20 16/07/2023

Khẩu súng thần công được xác định có từ thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19, được tìm thấy tại công trình thi công chỉnh trang sông Tam Bạc, Hải Phòng.

Tại sao bom nguyên tử Hiroshima để lại bóng người trên vỉa hè?

Tại sao bom nguyên tử Hiroshima để lại bóng người trên vỉa hè?

00:40 30/03/2024

Khi mỗi quả bom nguyên tử phát nổ, nhiệt và ánh sáng cực mạnh tỏa ra từ vị trí nổ, 'tẩy trắng' những khu vực không được che chắn.

Nhật Bản cho phép vận hành xe tự động cấp độ 4 trên đường phố

Nhật Bản cho phép vận hành xe tự động cấp độ 4 trên đường phố

06:00 02/04/2023

Điều kiện cấp phép sử dụng xe tự động bao gồm phải có người giám sát các dịch vụ từ xa, cài đặt thiết bị để xác nhận bằng hình ảnh và âm thanh và thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh mạng.

Mở mộ cổ, chuyên gia thất kinh khi thấy thi hài da vẫn đàn hồi như người sống

Mở mộ cổ, chuyên gia thất kinh khi thấy thi hài da vẫn đàn hồi như người sống

17:50 07/10/2023

Vào những năm 1970, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc tìm thấy một cỗ quan tài kỳ lạ ở Xích Phong, Nội Mông, Trung Quốc. Bên trong quan tài là thi hài nữ mặc áo long bào đính vô số viên ngọc trai quý giá. Long bào thời phong kiến xưa thường chỉ dành cho hoàng đế. Người khác nếu mặc áo long bào sẽ mắc đại tội và bị trừng phạt chu di cửu tộc. Đó chưa phải là điều bất ngờ nhất. Thi hài nữ này dù trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn, da...

Đổi 'rùa vàng' lấy 1 triệu đồng, ngư dân khóc ròng khi biết giá trị thực 660 tỷ

Đổi 'rùa vàng' lấy 1 triệu đồng, ngư dân khóc ròng khi biết giá trị thực 660 tỷ

07:30 16/10/2023

Vào những năm 1980, Lưu Định Toàn, ngư dân sống ở xã Quan Âm Kiều, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ra bờ Bắc sông Gia Lăng bắt cá. Thấy có ánh sáng lấp lánh dưới sông, sau một lúc mò tìm, anh ta tìm ra đồ vật phát ra ánh sáng. Sau khi rửa sạch, anh nhận ra đó là “con rùa nhỏ”. Nó là cục vàng hình vuông với con rùa bên trên. Lưu Định Toàn đem vật này về nhà. Câu chuyện nhặt được vàng dưới sông của Lưu Định Toàn lan truyền khắp xã. Nhiều người cũng tìm...

Loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Loài cá nguy hiểm nhất thế giới

12:00 12/05/2024

Cá mặt quỷ được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 nhận hồ sơ đến ngày 31/3

Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 nhận hồ sơ đến ngày 31/3

18:10 06/03/2024

Nhằm tạo thêm cơ hội cho các nhóm tác giả tham gia cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024, Ban tổ chức gia hạn thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 31/3.

Bất ngờ nấm mọc trên lưng ếch sống

Bất ngờ nấm mọc trên lưng ếch sống

07:50 16/02/2024

Lohit YT, một chuyên gia về Sông và Đất ngập nước tại Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF), đang đi leo núi cùng bạn bè ở vùng Western Ghats của Mala, ở Karnataka, Ấn Độ thì bắt gặp loài ếch lưng vàng. Loài này có tên khoa học đầy đủ là Rao's Intermediate Golden. Rao's Intermediate Golden được đặt theo tên của người phát hiện ra nó, CR Narayan Rao, nhà bò sát học người Ấn Độ đã mô tả loài này vào năm 1937. Vào khoảng giờ ăn trưa, Lohit và những người...

Siêu xe truy quét tội phạm của cảnh sát Dubai: Camera kính viễn vọng, máy bay không người lái

Siêu xe truy quét tội phạm của cảnh sát Dubai: Camera kính viễn vọng, máy bay không người lái

08:00 22/03/2023

Được trang bị công nghệ tiên tiến, chiếc siêu xe có vẻ ngoài bặm trợn được xem là một trong những chiến binh đáng gờm nhất, giúp cảnh sát bắt tội phạm ở Dubai, nơi giàu nhất UAE.

Co loi xay ra
Co loi xay ra