TPO - Triển lãm trưng bày tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100 bản đồ, cung cấp thông tin, bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Từ ngày 6-8/12, tại Thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) diễn ra Triển lãm lưu động “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
![]() |
Lễ cắt băng khai mạc tại triển lãm |
Sự kiện do Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Đắk Lắk phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thị xã Buôn Hồ tổ chức.
Tại triển lãm, khoảng 100 đoàn viên thanh niên Thị xã Buôn Hồ tham quan, tìm hiểu về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
![]() |
Đoàn viên thanh niên tham gia tuyên truyền tại triển lãm |
Anh Nguyễn Văn Đăng - Bí thư Thị Đoàn Buôn Hồ cho biết, đơn vị cử đoàn viên thanh niên tham gia triển lãm để tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam đến đông đảo giới trẻ, giúp họ nhận thức sâu sắc hơn chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo về những bằng chứng mang tính lịch sử và pháp lý.
![]() |
Các đại biểu tham quan triển lãm |
Tại triển lãm, với nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100 bản đồ được trưng bày là tập hợp các nguồn tư liệu chính thống đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế.
Trong đó có các văn bản Hán - Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, khẳng định quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đặc biệt là các châu bản triều Nguyễn (từ triều Gia Long đến triều Bảo Đại) ban hành liên quan trực tiếp đến vấn đề khai thác, quản lý, xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam....
![]() |
Người dân tham quan triển lãm |
Phát biểu khai mạc triển lãm, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Quốc Hiệp, Trưởng ban tổ chức triển lãm cho biết, các tư liệu thể hiện Nhà nước Việt Nam, từ thời phong kiến đến nay đã khai phá, xác lập, thực thi, bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng nhiều vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam. Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước. Đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được soạn vẽ, xuất bản từ thế kỷ XVI đến nay ở Việt Nam và ở nhiều nước trên thế giới.
![]() |
Đoàn viên thanh niên tham gia triển lãm để tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. |
![]() |
Đoàn viên, thanh niên tham quan, tìm hiểu về lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. |
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2014 đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó có các cuộc triển lãm lưu động “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại một số huyện trên địa bàn tỉnh như: M’Drắk, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông, Ea H’leo, Cư Kuin.
Phụ huynh, học sinh tham khảo điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 và 2023.
Gần 1,17 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT; Sinh viên các nghề học nặng nhọc, độc hại được giảm học phí ... là những tin tức giáo...
Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.
TPHCM - Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 đang đến gần, lịch học thêm của những học sinh lớp 9 cũng đang trở nên dày hơn, có em học đến...
Lái xe đang di chuyển lên dốc từ hầm chung cư thì bất ngờ hai đứa trẻ chạy ngang qua đầu xe.
Học viện Cảnh sát nhân dân tuyển 530 sinh viên hệ chính quy nhóm ngành Nghiệp vụ cảnh sát, tương đương năm ngoái.
Nhiều dự án của đề án 4.500 phòng học chậm tiến độ tại TPHCM; Duy trì gửi thông báo vi phạm giao thông của học sinh... là những tin tức...
Trận động đất có độ lớn 5,6 vừa xảy ra tại Myanmar, cách thành phố Meiktila 43km về phía Đông Bắc, và rung chấn nhẹ có thể được cảm nhận tại thành phố Mandalay.
Hơn 2.000 cư dân chung cư SDU, quận Hà Đông, đang phải lấy nước từ vòi bơm tạm do nguồn nước sinh hoạt xuất hiện mùi hôi tanh kéo dài suốt một tuần qua.