TPO - Theo quy định của Hiến pháp, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận số 127 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận: Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng uỷ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Đảng uỷ Chính phủ chỉ đạo Đảng uỷ Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp, Đảng uỷ Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp với phạm vi là các vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, báo cáo Bộ Chính trị vào đầu tháng 3/2025 để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 7/4/2025; thời gian hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp chậm nhất ngày 30/6/2025.
![]() |
Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Ảnh: PV. |
Theo Hiến pháp năm 2013, Điều 110 quy định về các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
Cũng theo quy định của Hiến pháp, việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, định hướng của Bộ Chính trị về việc nghiên cứu bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) liên quan đến quy định trong Hiến pháp.
"Hiến pháp có quy định 3 cấp chính quyền, tỉnh, huyện, xã. Nếu bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện), cần phải sửa Hiến pháp. Nếu sửa 1 - 2 điều của Hiến pháp có thể xử lý được ngay. Quốc hội có thể ban hành nghị quyết để tiến hành sửa. Khi sửa quy định rồi, trên cơ sở thực tiễn có thể tiến hành nghiên cứu việc bỏ cấp hành chính trung gian", ông Đường nói.
Mới đây, tại Họp báo của Văn phòng Chủ tịch nước công bố lệnh của Chủ tịch nước về các luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc sửa đổi Hiến pháp khi thực hiện chủ trương nghiên cứu, định hướng bỏ cấp huyện, bà Nguyễn Phương Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết "phải tính đến việc sửa đổi Hiến pháp; bởi vì, Điều 110 của Hiến pháp có quy định rõ về các cấp hành chính".
Về quy trình sửa đổi Hiến pháp, theo bà Thủy, đã được quy định rõ trong Điều 120 Hiến pháp năm 2013.
Cụ thể, Điều 120 quy định, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Sau đó, Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ở bước tiếp theo, Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
Nội dung này được đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) nêu khi góp ý dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa sửa đổi trong khuôn khổ Kỳ họp 9, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng nay (17/5). Đại biểu Tú Anh băn khoăn việc bỏ thanh tra cấp Bộ tạo khoảng trống trong kiểm soát chất lượng hàng hóa sản xuất, nhập khẩu, lưu thông ở nhóm sản phẩm liên ngành như thực phẩm chức năng, đồ dùng trẻ em. Vì thế, bà đề nghị bổ sung quy định xác lập Bộ Khoa...
Hải Phòng - Sáng 16.5, Công an TP Hải Phòng thông tin về 9 phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến hiện nay.
Kiên Giang - Khang đến đầu thú do có liên quan đến vụ tranh chấp ngư trường xảy ra trước đó tại vùng ven biển huyện An Minh.
Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng cũng cần đúng với hoàn cảnh. Một đám tang không nên khiến gia đình lâm vào nợ nần.
Ông Zelensky đã quyết định sẽ cử đoàn Ukraine tới Istanbul, nói rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán kỹ thuật này.
Liên quan vụ nạn nhân bị xe tải cán 2 lần ở Đồng Nai, ngày 16/5, nguồn tin của Báo Điện tử VTC News cho biết, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) có quyết định về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với vụ án. Động thái này được thực hiện sau khi tòa nhận được công văn rút hồ sơ vụ án do có phát sinh tình tiết liên quan đến việc xác định nồng độ cồn của bị cáo Đỗ Minh Tân - tài xế xe tải gây tai nạn, từ VKSND TP Biên Hòa. Theo TAND TP Biên Hòa, bị cáo...
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đang lấy lời khai với Nguyễn Minh Hiếu cùng 2 đối tượng khác để điều tra, làm rõ vụ đánh nhau khiến 1 người bị chém đứt lìa bàn tay.
Ngô Thị Hoan bị bắt với cáo buộc liên quan việc bàn bạc giúp Bùi Đình Khánh bỏ trốn, sau khi nghi phạm này nổ súng khiến thiếu tá công an hy sinh trong chuyên án ma túy.
Quảng Nam - Do mâu thuẫn gia đình , nửa đêm, người vợ dùng dao gây trọng thương chồng, rồi tự tử bất thành.