Ngày 18/2, quân đội Israel đã bắt đầu rút khỏi một số ngôi làng ở miền Nam Lebanon, trong khi Beirut triển khai quân đội tiến vào khu vực này, chỉ vài giờ trước thời hạn thực thi lệnh ngừng bắn giữa Hezbollah và Israel.
![]() |
Israel rút quân khỏi hầu hết các vị trí chiếm đóng ở miền Nam Lebanon, song vẫn duy trì triển khai lực lượng tại 5 điểm chiến lược dọc biên giới hai nước. (Nguồn: Report) |
Theo TASS, lực lượng Israel bắt đầu rút khỏi 9 thành phố ở phía Đông Nam Lebanon. Đây là những khu vực cuối cùng của Lebanon mà quân đội Israel rút lui theo thỏa thuận ngừng bắn.
Tin liên quan |
![]() |
Tuy nhiên, Trung tá Nadav Shoshani, người phát ngôn quân đội Israel, tuyên bố: "Dựa trên tình hình hiện tại, chúng tôi sẽ để lại một lượng nhỏ quân đội được triển khai tại 5 điểm chiến lược dọc biên giới Lebanon để có thể tiếp tục bảo vệ người dân và đảm bảo không có mối đe dọa nào trước mắt".
Năm điểm chiến lược này ở các ngọn đồi Jabal Blat, Labbouna, Al-Aziziyah, Al-Awaida và Al-Hamamis ở khu vực biên giới Lebanon-Israel.
Theo quan chức quân đội trên, đây là biện pháp tạm thời cho đến khi lực lượng vũ trang Lebanon có thể thực hiện đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, có hiệu lực kể từ ngày 27/11/2024, sau hơn 2 tháng xung đột toàn diện.
Theo thỏa thuận, quân đội Lebanon sẽ triển khai ở phía Nam cùng với lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) khi quân đội Israel rút lui trong thời gian 60 ngày. Thời hạn trên sau đó được gia hạn đến ngày 18/2/2025.
Mặc dù vậy, cơ quan di cư LHQ cho biết, hiện ở Lebanon vẫn có hơn 100.000 người có nhà mà không thể về. Chính phủ Lebanon ước tính chi phí tái thiết đất nước do ảnh hưởng của cuộc xung đột có thể lên tới 11 tỷ USD.
Trong diễn biến liên quan, hãng thông tấn quốc gia Lebanon (NNA) cho biết, chính phủ nước này đã thông qua tuyên bố cấp bộ trưởng - tài liệu quan trọng nêu rõ về các chính sách và ưu tiên của chính quyền mới - khẳng định, chính phủ là thực thể duy nhất được phép sở hữu vũ khí và thực thi an ninh trong nước.
Chính phủ Lebanon cũng tái khẳng định cam kết đối với Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an LHQ, trong đó yêu cầu giải giáp tất cả các tác nhân phi nhà nước ở miền Nam và triển khai lực lượng nhà nước dọc biên giới với Israel cũng như nêu bật chính sách trung lập của Beirut trong các cuộc xung đột khu vực.
Bộ trưởng Thông tin Lebanon Paul Morcos cho hay, tuyên bố này cho thấy cam kết của chính phủ trong việc giải phóng tất cả các vùng lãnh thổ của Lebanon.
Ngoài ra, tuyên bố cấp bộ trưởng cũng kêu gọi đối thoại nghiêm túc với Syria và nhấn mạnh rằng, Lebanon sẽ không tham gia vào những hành động thù địch chống lại các nước láng giềng.
Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan tuyên bố nước này đã dùng hệ thống tác chiến điện tử vô hiệu hóa biên đội Rafale Ấn Độ hoạt động gần biên giới.
Việc ký hợp đồng tên lửa AMRAAM hơn 300 triệu USD giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng năng lực không quân, trong khi Mỹ củng cố ảnh hưởng chiến lược với đồng minh.
Trưởng phái đoàn Nga cho biết họ hài lòng về cuộc đàm phán tại Istanbul, trong khi Ukraine nói rằng Nga đã 'nêu ra một số điều chúng tôi không thể chấp nhận được'.
Pakistan nói đã hạ 5 tiêm kích Ấn Độ, trong đó có mẫu Rafale trị giá hơn 100 triệu USD, khi đối phó cuộc không kích của nước láng giềng.
Quân đội Israel tuyên bố đang triển khai lực lượng ở miền nam Syria nhằm bảo vệ cộng đồng thiểu số Druze sau các cuộc giao tranh gần đây.
Vatican sẽ tổ chức Mật nghị Hồng y, quy trình có thể kéo dài nhiều ngày, để bầu người kế nhiệm Giáo hoàng Francis trong tuần này.
Ngày 3/5, tại Công viên Trung tâm Hanazono, thành phố Higashi Osaka, tỉnh Osaka, Nhật Bản, lễ hội văn hóa 'Trái tim Việt Nam – 50 năm hòa chung một nhịp' đã chính thức khai mạc.
Trang Indonesiawindow ngày 30/4 đăng bài viết nhận định Việt Nam đã có những bước đổi thay và phát triển mạnh mẽ sau dấu mốc lịch sử 30/4/1975 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
5 tiêm kích KF-16 Hàn Quốc huấn luyện bắn đạn thật sáng 6/3, trong đó hai chiếc đầu tiên thả loạt bom nhầm vào khu dân cư ở tỉnh Gyeonggi.