Chỉ một tuần sau khi Tập đoàn Vingroup có báo cáo sơ bộ về tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao đi Cần Giờ, ngành giao thông công chánh TP có đề xuất giao hướng dẫn nhà đầu tư lập đề xuất dự án.
Sở Giao thông công chánh đã có văn bản gửi UBND TP.HCM về giao đầu mối hướng dẫn Tập đoàn Vingroup thủ tục lập đề xuất tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP với huyện Cần Giờ.
Tại văn bản này, Sở Giao thông công chánh TP.HCM cho biết theo quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cần Giờ là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của TP. Đồng thời, phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (đường sắt đô thị) có nội dung nghiên cứu phát triển tuyến tiềm năng kết nối với khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Đây là tuyến đường sắt đô thị tuyến số 12, có điểm đầu tại quận 7 và điểm cuối tại khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Theo nghị quyết số 12 của Thành ủy TP.HCM về định hướng phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2030, huyện đảo này được xây dựng và phát triển trở thành thành phố biển mang đặc trưng của một thành phố tăng trưởng xanh, thông minh, thân thiện môi trường.
Trong đó du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao là mũi nhọn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển nhanh, đời sống người dân nâng cao, bộ máy quản lý nhà nước tại địa phương được tổ chức tinh gọn, hiệu quả.
Đến năm 2030, huyện Cần Giờ cơ bản trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực.
Như vậy, theo quy hoạch và định hướng phát triển nêu trên, việc đề xuất tham gia nghiên cứu sơ bộ phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP với huyện Cần Giờ của Tập đoàn Vingroup là có cơ sở xem xét.
Theo Sở Giao thông công chánh TP.HCM, ngày 17-3, Tập đoàn Vingroup có báo cáo phương án đầu tư tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao nêu trên. Dự án được đề xuất thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) - loại hợp đồng BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh).
Tuyến có quy mô đường đôi, khổ 1.435mm/đường, đi trên cao, hạ tầng thiết kế với tốc độ 250km/h, tải trọng trục 17 tấn/trục. Hai depot dự kiến được bố trí ở quận 7 tại khu đất 20ha và khu đất 39ha, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Về năng lực, tàu có thể chở 30.000 - 40.000 người/hướng/giờ.
Tuyến xuất phát từ đường Nguyễn Văn Linh (đoạn giữa nút giao đường Nguyễn Thị Thập và đường Lý Phục Man), tuyến đi theo dải phân cách giữa đường Nguyễn Văn Linh. Đến nút giao với đường Nguyễn Lương Bằng, tuyến rẽ trái và đi giữa theo đường Nguyễn Lương Bằng, đường 15B, đường D1, vượt Rạch Đỉa sang khu tái định cư Hồng Lĩnh - Nhà Bè sau đó đi thẳng theo đường số 11 khu tái định cư Vạn Phát Hưng - Nhà Bè.
Sau khi vượt sông Soài Rạp, tuyến đi song song với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đến đường Rừng Sác thì rẽ phải và đi bám theo đường Rừng Sác đến cuối tuyến.
Theo Sở Giao thông công chánh TP.HCM, thực hiện theo quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản đề xuất đến UBND TP.
Theo nhiệm vụ, Sở Tài chính TP sẽ là đầu mối tiếp nhận văn bản đề xuất thực hiện dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất và tham mưu TP xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận giao lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP.
Vì vậy, Sở Giao thông công chánh TP.HCM kiến nghị UBND TP giao Sở Tài chính TP chủ trì hướng dẫn nhà đầu tư thủ tục lập đề xuất dự án đường sắt kết nối trung tâm với huyện Cần Giờ theo hình thức đối tác công tư.
Đồng thời, tham mưu UBND TP.HCM xem xét, quyết định giao Tập đoàn Vingroup lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo quy định.
Tại văn bản đề xuất, Tập đoàn Vingroup sẽ thực hiện việc đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của mình và nguồn vốn huy động theo quy định của pháp luật, sở hữu và khai thác, vận hành dự án sau khi hoàn thành. Dự án dự kiến sẽ thực hiện trong ba năm từ 2025 đến 2028.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, tính toán sơ bộ của tư vấn cho thấy dự án đường sắt đô thị kết nối Cần Giờ do Tập đoàn Vingroup đề xuất có mức vốn khoảng 102.370 tỉ đồng (4,09 tỉ USD).
Trong đó, chi phí giải tỏa mặt bằng khoảng 8.664,7 tỉ đồng, chi phí xây lắp 37.537 tỉ, chi phí thiết bị 25.777 tỉ đồng. Phần chi phí còn lại bao gồm thuế, dự phòng 10%, chi phí quản lý dự án, tư vấn...
Ngày 24/3, ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) cho biết, yêu cầu tạm dừng trình Đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chỉ áp dụng với các nhiệm vụ mà địa phương đang triển khai theo Nghị quyết trước đó của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 'Các nhiệm vụ được tạm dừng là những công việc các địa phương đang thực hiện theo Nghị quyết số 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đó. Không có chuyện...
Viện kiểm sát cho rằng tòa án bác yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần cho con gái người bị đánh trước Bệnh viện Từ Dũ (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) là chưa đúng quy định của pháp luật.
Trưa 21-3, một nguồn tin xác nhận với Tuổi Trẻ Online, doanh nhân Mai Triều Nguyên đã mất tại Melbourne, Úc.
Ngày 24/3, UBND TP.HCM có công văn gửi Thường trực HĐND TP.HCM đề xuất các nội dung dự kiến trình tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22) sắp tới. UBND TP.HCM dự kiến trình 4 tờ trình đề nghị ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật và 4 tờ trình, nhóm tờ trình đề nghị ban hành nghị quyết cá biệt. Trong đó, có nội dung bãi bỏ Nghị quyết số 01/2025/NQ-HĐND của HĐND TP quy định về chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao...
Vào đầu mùa hoa cà phê, những người thợ ong từ khắp nơi đổ về vùng đất Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung để dựng trại giữa rừng, bên những nương cà phê hành nghề nuôi ong lấy mật. Sau những tháng ngày vất vả, thời điểm tháng 3 hằng năm, khi đàn ong đã hút đầy mật từ những bông hoa cà phê, cũng là lúc người nuôi ong bắt tay vào thu hoạch. Những chiếc cầu ong được nhấc ra khỏi thùng, những giọt mật vàng óng ánh bắt đầu chảy xuống, tỏa ra...
Các nhà tài trợ cho Đảng Dân chủ khẳng định đảng có thể đang tìm kiếm một gương mặt mới, nhưng người đó sẽ không phải là ông Biden.
Một 'hố tử thần' bất ngờ xuất hiện tại quận Gangdong, Seoul (Hàn Quốc) vào chiều tối 24-3 khiến một người đi xe máy rơi xuống hố mất tích.
Liên quan đến vụ hơn 300 giáo viên bất ngờ bị truy thu 4,6 tỷ đồng tiền bảo hiểm, lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An bày tỏ quan điểm đảm bảo quyền lợi, chế độ cho giáo viên và nhân viên.
Khi phát hiện lực lượng công an, các đối tượng đã bất chấp nguy hiểm, lạng lách, đánh võng, chạy xe với tốc độ cao... nhằm bỏ trốn.