Đặt tên mới cho làng, xã kiểu lắp ghép: Sẽ đánh mất ký ức, lịch sử và văn hoá

12:10 22/04/2024
Việc sáp nhập, đặt tên mới xã, phường đang gây xôn xao dư luận. Nguy cơ nhiều tên xã, phường như Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An), Cầu Dền (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Hữu Bằng, Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội), Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội)… bị xoá xổ, thay thế bằng những cái tên mới gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ quan điểm với VTC News về vấn đề này.

- Việc sáp nhập xã, phường và đặt tên cho một đơn vị hành chính mới đang gây xôn xao dư luận những ngày vừa qua. Xét về khía cạnh văn hóa, ông thấy có điều gì cần lưu ý?

Tôi nghĩ đây là một vấn đề nan giải. Các nhà quản lý có lý do khi sáp nhập các đơn vị hành chính. Tuy nhiên, việc sáp nhập, đặt tên mới sẽ rất khó vì đó những địa danh này đều gắn liền với những câu chuyện, lịch sử, văn hoá thiêng liêng của mỗi vùng đất.

Cái tên là hồn vía của vùng đất, chứa đựng nhiều ý nghĩa đẹp đẽ, sâu sắc mà không phải ngày một, ngày hai có thể tạo dựng được mà phải trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm. Đôi khi chỉ nhắc đến một địa danh đã đánh thức trong mỗi con người ý thức về dân tộc, văn hoá, nguồn cội, lịch sử.

Nếu chúng ta đặt tên một cách thô cứng, lắp ghép cơ học theo phương pháp ‘1+1 =2’, sẽ đánh mất lịch sử, nền văn hoá, ký ức và sự linh thiêng của một vùng đất. Việc sáp nhập phải có sự tính toán rất kĩ lưỡng.

- Theo ông, việc sáp nhập, đặt tên mới cho xã, phường sẽ kéo theo những biến đổi thế nào trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng?

Tôi nghĩ sự biến đổi lớn nhất là sự giáo dục con người. Mỗi con người sinh ra sẽ được giáo dục trực tiếp về cách sống, tư duy, hành xử thông qua việc tiếp nhận tri thức, ý thức tôn trọng lịch sử, cội nguồn nơi mình sinh ra. Đó là nền giáo dục qua từng ngày từng tháng, từ trong ký ức, hành xử.

Có những người chỉ nhắc đến vùng đất nơi họ sinh ra, ý thức về một cách sống, ý thức với lịch sử, văn hoá, truyền thống đã được xác lập, nâng cao. Cũng như tôi khi trở về ngôi làng của mình, trong những sinh hoạt, nghi lễ, khi nghe tên gọi của dòng họ, quê quán, vùng đất của mình đánh thức tinh thần, đạo lý, truyền thống, kết nối những con người cùng một gia đình, dòng họ…

Cái tên Quỳnh Đôi có lịch sử gần 500 năm đã thực sự trở thành một di sản. (Ảnh: Nhật Thanh)

- Thời gian qua, nhiều cái tên mới sau khi sáp nhập xã, phường ra đời đã khiến dư luận phản ứng dữ dội. Ông đánh giá thế nào về điều này?

Tôi nghĩ phản ứng của người dân là hợp lý và cần thiết. Phản ứng đó không phải thói quen, ngẫu nhiên mà có tư duy. Tên một địa danh đã xác lập một vị thế, đời sống tinh thần, văn hoá của con người. Chúng ta đặt tên mới nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, ý thức và lối sống của con người.

Những cơ quan chủ trương sáp nhập, đặt tên mới cho địa danh phải xem lại rất kĩ lưỡng. Việc hợp nhất các địa danh với nhau sẽ mang lại lợi ích gì về mặt quản lý, có thực sự cấp bách không? Nếu không sáp nhập lại liệu có gây ra hậu quả gì hay ngăn cản sự phát triển của xã hội hay không? Chúng ta cần phải đặt vấn đề một cách kĩ lưỡng và trả lời những câu hỏi đó.

- Theo ông, khi đặt tên mới cho một đơn vị hành chính, chúng ta cần cân nhắc điều gì?

Chúng ta nên cân nhắc các yếu tố lịch sử, văn hoá, nhìn nhận giá trị của tên địa danh như một di sản để có những giải pháp quản lý hiệu quả. Điều này chúng ta có thể học hỏi tư duy quản lý hành chính hiện đại, logic của các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc hay những nước châu Âu.

Với những địa danh dù rất nhỏ bé nhưng mang tính lịch sử, họ có sự giữ gìn thận trọng, thậm chí tìm cách quảng bá, mở rộng vùng ảnh hưởng của các địa danh đó. Họ làm cho những địa danh đó trở nên mạnh mẽ hơn bởi chính cái tên. Những cái tên chứa đựng nhiều vấn đề, đánh thức con người thế hệ sau tiếp tục truyền thống, giữ gìn vẻ đẹp mà vùng đất đó có được.

Chứ không phải chúng ta cứ gói một vài làng, xã, huyện vào thành một và đặt tên mới. Điều này không cho thấy sự quản lý, điều hành, phát triển tốt. Phát triển phải dựa trên nền tảng văn hoá, địa lý, lịch sử, truyền thống dân tộc.

Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An nổi tiếng là làng khoa bảng, quê hương “Bà chúa thơ Nôm” sẽ bị đổi tên trong lần sáp nhập này. (Ảnh: VOV)

- Những người làm công tác quản lý nên làm gì khi đưa ra những đề xuất này?

Tôi nghĩ việc tham vấn cộng đồng là rất cần thiết. Chúng ta cần xin ý kiến của những nhà văn hoá, những người nghiên cứu lịch sử, và đặc biệt là người dân,…một cách cẩn trọng, kĩ lưỡng khi đề xuất và quyết định tên gọi mới.

Điều này không chỉ giúp cho những nhà quản lý điều hành đất nước có được quyết định đúng đắn mà còn thể hiện sự tôn trọng quan điểm và nguyện vọng của những người sống trong khu vực đó.

Có thể bạn quan tâm
Cái kết của thương hiệu điện ảnh ăn khách nhất Hàn Quốc

Cái kết của thương hiệu điện ảnh ăn khách nhất Hàn Quốc

22:00 21/01/2024

Với sự đầu tư mạnh về mảng hành động, bom tấn “Đại hải chiến Noryang: Biển chết” vẫn thành công khi tái hiện trận hải chiến ác liệt nhất lịch sử Triều Tiên. Song, kịch bản phim còn dễ đoán vì đi theo mô-típ quen thuộc.

Chồng cũ Thu Phương: 'Tôi trúng tiếng sét ái tình nên gia đình tan vỡ'

Chồng cũ Thu Phương: 'Tôi trúng tiếng sét ái tình nên gia đình tan vỡ'

18:00 17/02/2024

Huy MC lần đầu tiết lộ biến cố hôn nhân, anh 'say nắng' khi xa Thu Phương trong quá khứ. 5 năm ở Mỹ, anh không có giấy tờ, phải ở mỗi nhà người quen một thời gian.

Câu chuyện nhỏ thay đổi cuộc đời Mạc Ngôn

Câu chuyện nhỏ thay đổi cuộc đời Mạc Ngôn

12:10 22/10/2023

Mạc Ngôn, nhà văn Trung Quốc đoạt giải Nobel Văn học, viết những mẩu chuyện nhỏ nhưng tác động lớn đến cuộc đời ông.

Bất lực khi tìm thi thể của Thái Thiên Phượng ở bãi rác

Bất lực khi tìm thi thể của Thái Thiên Phượng ở bãi rác

15:30 04/03/2023

Cảnh sát tuyên bố ngừng tìm phần thi thể của Thái Thiên Phượng tại bãi rác sau nhiều ngày tìm kiếm. Đại diện cơ quan chức năng nói việc này khó như 'mò kim đáy bể', tuyên bố có chứng cứ khác để buộc tội nghi phạm.

10 bộ phim cổ trang Trung Quốc chuyển thể từ tiểu thuyết hay nhất

10 bộ phim cổ trang Trung Quốc chuyển thể từ tiểu thuyết hay nhất

07:30 24/09/2023

“Trường tương tư”, “Thương Lan Quyết”, “Trần Trình lệnh”… là ba trong số 10 bộ phim cổ trang Trung Quốc chuyển thể từ tiểu thuyết được đánh giá hay nhất, gây tiếng vang không chỉ ở đất nước tỷ dân mà còn nhiều quốc gia châu Á khác.

Câu chuyện sau bức ảnh đại sứ Mỹ, Nga gặp vua nhà Thanh

Câu chuyện sau bức ảnh đại sứ Mỹ, Nga gặp vua nhà Thanh

01:20 02/11/2023

Ảnh đại sứ Anh, Mỹ, Nga đứng trước vua Đồng Trị ghi lại 'sự sụp đổ của nghi lễ phong kiến' Trung Quốc.

'Tiếp bước Điện Biên' - âm vang núi rừng Tây Bắc

'Tiếp bước Điện Biên' - âm vang núi rừng Tây Bắc

12:10 29/04/2024

Hơn 600 học sinh Trường PTDT nội trú Điện Biên hòa vang tiếng hát, điệu nhảy tại đêm nhạc kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Vụ tai nạn khiến ca nương Tú Thanh tử vong ở tuổi 15: Cảnh báo hiểm họa chết người

Vụ tai nạn khiến ca nương Tú Thanh tử vong ở tuổi 15: Cảnh báo hiểm họa chết người

17:00 03/07/2023

Khu vực xảy ra tai nạn giao thông khiến ca nương Đặng Tú Thanh (SN 2009, ở Đồ Sơn, Hải Phòng) tử vong nằm trên tuyến đường ven biển Hải Phòng - Thái Bình. Công trường đang thi công nhưng không bị cấm phương tiện, từ đường dân sinh ra tuyến này bị che khuất tầm nhìn.

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà là Đại sứ thiện chí trẻ Liên Hiệp Quốc

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà là Đại sứ thiện chí trẻ Liên Hiệp Quốc

01:00 07/05/2023

Sau gần 2 tháng đăng quang Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023, Nguyễn Thanh Hà vừa trở thành Đại sứ thiện chí trẻ IIMSAM của Liên Hiệp Quốc.

Co loi xay ra
Co loi xay ra