TPO - Tết Nguyên đán được xem là ngày Tết cổ xưa nhất, quan trọng nhất với người Việt Nam. Nhưng không phải dân tộc nào ở nước ta cũng đón năm mới vào dịp này. Đó là những dân tộc nào?
icon
Người Thái
icon
Người Dao
icon
Người H'Mông
Câu trả lời đúng là đáp án A: Thông thường, người H'Mông đón Tết Nguyên đán từ đầu tháng 12 âm lịch (trước Tết Nguyên đán của người Kinh một tháng). Tết năm mới của người H'Mông không cố định vào một ngày cụ thể, ngày này sẽ do hội đồng già làng trưởng bản ấn định, trên cơ sở giao thời mùa vụ giữa năm cũ và năm mới, thời tiết thuận lợi. Vì vậy, từng bản, từng vùng có thể sẽ đón Tết vào những ngày khác nhau trong khoảng thời gian đó.
icon
Tắm nước lá thơm
icon
Cắt tóc
icon
Đi lấy nước
Câu trả lời đúng là đáp án C: Đây là dịp để họ chào mừng năm mới, thường được tổ chức trước hay sau Tết Dương lịch vài ngày, giữa mùa đông giá rét. Vào đêm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, các chàng trai trong gia đình sẽ đi “mở nước” bằng cách ra sông, suối lấy nước về cúng tổ tiên.
icon
Tháng ba
icon
Tháng tư
icon
Tháng năm
Câu trả lời đúng là đáp án B: Người Khmer tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Trà Vinh, Sóc Trăng. Hàng năm, dân tộc này sẽ đón năm mới vào đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (giữa tháng 4 dương lịch). Tết của người Khmer được gọi là Chôi Chnăm. Vào dịp này họ cũng sẽ gói bánh chưng, bánh tét, đi lễ chùa, chúc mừng lẫn nhau.
icon
Tháng Giêng
icon
Tháng hai
icon
Tháng ba
Câu trả lời đúng là đáp án C: Người Xơ Đăng ở Kon Tum hàng năm sẽ ăn Tết Giọt nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Lễ hội đón mừng năm mới này diễn ra sau khi mãn mùa và các máng nước bắt đầu được sửa sang lại. Mục đích của nó là cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đủ đầy.
icon
Tết mừng lúa về nhà
icon
Tết bội thu
icon
Tết mừng ngô về nhà
Câu trả lời đúng là đáp án A: Khu vực Lâm Đồng có người K’Ho cũng không ăn Tết Nguyên đán. Khoảng 1 tháng sau Tết Nguyên đán của người Kinh, dân tộc này mới bắt đầu đón năm mới. Tết của họ gọi là Nhô LirBông, tức là Tết mừng lúa về nhà. Ngày Tết này sẽ kéo dài cả tháng trời, được cúng tại kho lúa của mỗi gia đình, với sự tham gia của chủ làng cùng nhiều gia đình khác.
icon
1
icon
2
icon
3
Câu trả lời đúng là đáp án B: Người Chăm có đến 2 dịp lễ lớn được xem như là Tết là Păng-Katê (ngày 1/7 lịch Chăm, khoảng tháng 9 dương lịch) và Păng-Chabư (ngày 16/7 lịch Chăm, khoảng tháng 2-3 dương lịch). Theo quan niệm của người Chăm, Păng Katê là ngày tế lễ cho các vua Chăm xa xưa đã có công dựng nước, hướng dẫn dựng nông trang. Tết này thuộc về người cha, tượng trưng cho khí dương và được cử hành vào sáng sớm. Trong khi đó, Tết Păng Chabư là cúng tế các thần Pô Giang nữ. Họ là các hoàng hậu, công chúa Chăm, thuộc dòng họ mẹ, tượng trưng cho khí âm nên cử hành vào buổi tối.
Chiều 2/5, tại buổi họp báo trước thềm Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết một trong những điểm nhấn tại đại lễ là triển lãm công bố 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo đã được công nhận. Đây là sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động tôn vinh di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ. Triển lãm khai mạc sáng 5/5 tại Học viện Phật giáo...
“Thúc đẩy đoàn kết: Nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu” là một trong những chủ đề nổi bật được đưa ra thảo luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế Đại lễ Vesak 2025.
Thông tư 001/2025 của Bộ Nội vụ quy định nội quy và quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức, có hiệu lực từ 1.5.
Trường THPT Đặng Thai Mai đã tự tháo dỡ tầng 4 của dãy phòng học 'không phép' đang trong giai đoạn hoàn thiện. Dù vậy, nhà trường mong muốn thành phố hỗ trợ, hướng dẫn để trường sớm hoàn thiện hồ sơ, giúp các em học sinh tiếp tục có cơ hội học tập.
Ông Bensalem Mohamed khẳng định, Đảng FLN luôn ghi nhớ sự ủng hộ của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Algeria.
Chuyến thăm Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm chứng kiến cột mốc lịch sử khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược. Đó cũng là tín hiệu tích cực cho hàng hóa Việt Nam trong nỗ lực tiến sâu hơn vào Trung Á và châu Âu.
Với việc sáp nhập Gia Lai và Bình Định, chính quyền đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm hành chính - chính trị cho tỉnh mới tại Khu kinh tế Nhơn Hội trên bán đảo Phương Mai, TP Quy Nhơn.
Lực lượng chức năng Tây Ninh và Campuchia đã giải cứu thành công 2 nạn nhân và bắt giữ 3 đối tượng trong đường dây mua bán người xuyên biên giới.
Trường Sa - Giữa sóng gió đại dương, cán bộ, chiến sĩ tổ phục vụ nấu ăn vẫn ngày đêm giữ lửa trong căn bếp tàu, góp phần đảm bảo...