Chính phủ Hàn Quốc chọn ngày 28 tháng chạp là ngày nghỉ bù trong kỳ nghỉ Tết nhưng vấp phải nhiều tranh cãi.
Người lao động Hàn Quốc được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 28-1 đến ngày 30-1 (tức 29 tháng Chạp đến mùng 2 tháng Giêng).
Tuy nhiên hôm 9-1, Chính phủ Hàn Quốc và Đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền quyết định chọn ngày 27-1 (tức 28 tháng Chạp) là ngày nghỉ bù để người dân có kỳ nghỉ dài từ chủ nhật 26-1 đến hết ngày 30-1. Điều này cũng có nghĩa người lao động được nghỉ sáu ngày liên tục.
Thậm chí, một số người lao động có thể xin nghỉ phép từ thứ bảy ngày 25-1 đến hết ngày 2-2, tức họ sẽ có một “kỳ nghỉ vàng” vào dịp Tết Âm lịch 2025.
Theo truyền thông Hàn Quốc, chính phủ nước này đang xem xét quyết định bổ sung thêm một ngày nghỉ bù cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để thúc đẩy tiêu dùng và du lịch trong nước vì lo ngại tiêu dùng và du lịch có thể sụt giảm do ảnh hưởng từ lệnh thiết quân luật và thảm họa hàng không Jeju Air vừa qua.
Trái lại, dư luận Hàn Quốc lại chia rẽ và tranh cãi nảy lửa xem ngày 27-1 hay ngày 31-1 (tức mùng ba tháng Giêng) mới là ngày nghỉ bù hợp lý.
Lãnh đạo quận Seongdong (thủ đô Seoul) Jeong Won Oh cho rằng sẽ hiệu quả và hợp lý hơn nếu ngày nghỉ bù là 31-1.
Ông Jeong lý giải nếu ngày nghỉ bù là 27-1, rơi vào thứ hai và là ngày 28 tháng Chạp sẽ vô tình trở thành gánh nặng đối với những phụ nữ đã có gia đình. Bởi kéo dài thêm một ngày trước Tết Nguyên đán là kéo dài thêm một ngày mà các bà nội trợ phải nấu nướng, chuẩn bị cho Tết.
“Nếu ngày nghỉ bù là mùng 3 Tết Âm lịch, tức đã bước vào những ngày nghỉ tết và cũng rơi vào thứ sáu sẽ thúc đẩy các gia đình nghỉ ngơi, ăn chơi, tiệc tùng đến cuối tuần. Như vậy sẽ càng có nhiều gia đình tổ chức các chuyến du lịch ngắn ngày”, ông Jeong giải thích.
Nhiều cư dân mạng Hàn Quốc cũng để lại bình luận đồng tình với ý kiến và cách giải thích của ông Jeong.
“Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Nếu ngày nghỉ bù rơi vào 27 thì chẳng khác nào chúng ta có thêm một 'ngày lao động' khác. Chúng ta sẽ phải lao đầu vào làm việc nhà, dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị cho những ngày nghỉ Tết sau đó”, một người dùng bình luận.
Theo truyền thống và văn hóa Hàn Quốc, những bà nội trợ thường phải dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng hàng chục món ăn để cúng dâng lên ông bà, tổ tiên. Ngoài ra, mọi người sẽ trở về quê, tụ họp gia đình, bạn bè cùng ăn uống, vui chơi khiến các bà các chị phải thêm gánh nặng rửa chén, dọn dẹp.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.
“Chúng tôi muốn xem xét loại hình dự án nào có thể cùng nhau thảo luận và triển khai. Đây là đề xuất từ phía Mỹ. Nga chưa bao giờ từ chối các sáng kiến hợp tác kinh tế hay giải quyết xung đột”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói.
Quân đội Lebanon được cho là đã kiểm soát và phá dỡ hầu hết cơ sở quân sự của Hezbollah ở miền nam nước này, cho thấy lệnh ngừng bắn đang được thực thi.
Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Tạ Văn Thông cho rằng, thông điệp quan trọng mà Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là yếu tố “con người” trong quá trình chuyển đổi xanh và bền vững, thể hiện sự tiếp cận thiết thực, hiệu quả của chủ nhà Việt Nam.
Ngày 7/3, Bộ Ngoại giao Iran đã triệu Đại sứ Anh tại Tehran, ông Hugo Shorter liên quan đến lập trường chống Iran gần đây của các quan chức cấp cao nước này.