Đàm phán về Ukraine không có Ukraine?

09:00 18/02/2025

Những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump và đội ngũ của mình làm trong tuần qua để nỗ lực chấm dứt nhanh chóng cuộc xung đột Ukraine khiến đồng minh châu Âu và Ukraine sửng sốt.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio gặp Ngoại trưởng Saudi Arabia - Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud tại Riyadh vào ngày 17-2 - Ảnh: Reuters

Những hành động của "đội Trump" là "quá nhanh, quá nguy hiểm", khiến các đồng minh châu Âu có cảm giác họ bị Mỹ "bỏ rơi".

Phá bỏ nguyên tắc thời Biden

Cột mốc quan trọng chính là cuộc điện thoại giữa ông Trump và Tổng thống Nga Putin vào hôm thứ tư 12-2 với thỏa thuận thảo luận hòa bình cho Ukraine. Không rõ các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine giữa Mỹ và Nga sắp diễn ra như thế nào nhưng cuộc gọi này đã đánh dấu một bước ngoặt khi ngay lập tức phá vỡ lớp băng giữa Matxcơva và Washington.

Đây cũng là những gì từ lâu châu Âu và Ukraine lo sợ: Nga và Mỹ ngồi lại để bàn thảo hòa bình cho Ukraine nhưng không có Ukraine và các quốc gia láng giềng Ukraine.

  • Bloomberg: Ông Trump muốn đạt lệnh ngừng bắn Nga - Ukraine vào 20-4

  • Nga, Ukraine tấn công qua lại dữ dội trước thềm đàm phán

Các cuộc đàm phán cấp cao giữa Mỹ và Nga dự kiến bắt đầu tại Saudi Arabia từ hôm nay 18-2. Đặc phái viên của Tổng thống Trump tại Trung Đông, Steve Witkoff, nói với Fox News vào sáng 16-2 rằng ông và Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz tới Saudi Arabia tối cùng ngày, trong khi Ngoại trưởng Marco Rubio cũng tới quốc gia Ả Rập này hôm 17-2.

Điện Kremlin xác nhận phái đoàn Nga dự đàm phán Nga - Mỹ là Ngoại trưởng Sergey Lavrov và cố vấn chính sách đối ngoại của Điện Kremlin là Yuri Ushakov.

Thông báo của ông Trump đã phá bỏ nguyên tắc thời ông Biden rằng Kiev sẽ tham gia đầy đủ vào mọi quyết định được đưa ra. Quan điểm của chính quyền Biden trước đây là: "Không có gì về Ukraine nếu không có Ukraine".

Trong ngày 16-2, chính quyền Mỹ đã phát tín hiệu trấn an châu Âu. Theo Fox News, Tổng thống Trump khẳng định Tổng thống Zelensky sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán, còn Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nhấn mạnh Ukraine và châu Âu sẽ là một phần của bất kỳ "cuộc đàm phán thực sự" nào nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên trước mắt, đàm phán bước đầu tại Saudi Arabia không có đại diện Ukraine.

Quả bóng không còn trong chân châu Âu

Bất chấp những động thái trấn an ở trên, Tổng thống Trump đã tạo ra một cú sốc ngoại giao lớn khi các quan chức Ukraine và các đồng minh châu Âu lo lắng rằng họ không thể tự quyết định vận mệnh của mình khi Washington và Matxcơva lên kế hoạch đàm phán trực tiếp. Đối với người châu Âu, thất bại của Ukraine trong cuộc chiến có thể là thảm họa đối với an ninh của lục địa già này.

Dù gì thì châu Âu cũng phải tự trách mình khi họ không thể giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong gần ba năm qua và để "quả bóng" giải quyết lại cho chính quyền Trump.

Đặc phái viên của Tổng thống Trump về vấn đề Ukraine, Keith Kellogg, đã nói rõ trong bài phát biểu của mình ở Hội nghị an ninh Munich vừa qua rằng quá nhiều tiếng nói sẽ làm tăng thêm nguy cơ làm chệch hướng các cuộc đàm phán vì hòa bình.

Ông Kellogg nhấn mạnh "Điều chúng tôi không muốn làm là tham gia vào một cuộc thảo luận nhóm lớn", đồng thời ông lưu ý rằng Tổng thống Trump đang thúc ép phải đạt được một thỏa thuận trong vòng "ngày và tuần" chứ không phải theo thời gian biểu dài hơn.

Chính quyền Trump mong muốn đạt được lệnh ngừng bắn ở Ukraine trước lễ Phục sinh 20-4, nhân dịp đúng ba tháng sau ngày ông Trump nhậm chức.

Trong cuộc họp báo ngày 15-2 về đàm phán hòa bình cho Ukraine, ông Kellogg cho biết tiếp: "Hãy nhớ lại hòa đàm Minsk-2 [cho Ukraine] có rất nhiều nhà lãnh đạo châu Âu ở đó và chúng đã thất bại nặng nề".

Ông Kellogg dẫn ví dụ về sự đổ vỡ của thỏa thuận Minsk chính là sự tham gia không cần thiết của châu Âu. Bộ máy chính quyền ông Trump cho rằng châu Âu đã quá xơ cứng và thiếu hiệu quả.

Còn Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng ông không thấy có lý do gì để châu Âu tham gia vào các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Ukraine, đồng thời cáo buộc các nước đồng minh ở lục địa này muốn "tiếp tục chiến tranh".

Tuy nhiên cũng thiếu công bằng khi các cuộc đàm phán trong tương lai về kế hoạch hòa bình lâu dài cho Ukraine sẽ hoàn toàn bỏ qua Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine.

Châu Âu cho rằng cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Trump đối với hòa bình ở Ukraine gần với tầm nhìn của Tổng thống Putin về cách thức kết thúc chiến tranh. Thật vậy, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 13-2 cho biết "quan điểm của chính quyền (Mỹ) hiện tại hấp dẫn hơn nhiều".

Điều đó đã gây ra báo động và căng thẳng trong liên minh NATO gồm 32 quốc gia và EU gồm 27 quốc gia. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cũng cảnh báo chống lại những quyết định được đưa ra "trên đầu Ukraine". Còn người đứng đầu đối ngoại của EU Kaja Kallas cho biết: "Rõ ràng là bất kỳ thỏa thuận nào sau lưng chúng tôi sẽ không hiệu quả. Bạn cần người châu Âu. Bạn cần người Ukraine".

Tuy nhiên quả bóng hiện không còn trong chân châu Âu. Ông Trump thấy rằng châu Âu chính là vấn đề hơn là giải pháp.

Ukraine "không thể công nhận"

Ngày 17-2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết chính quyền của ông sẽ không tham gia các cuộc trao đổi giữa Mỹ và Nga trong tuần này tại Saudi Arabia về việc chấm dứt chiến sự Ukraine.

"Ukraine sẽ không tham gia. Ukraine không biết gì về điều này" - ông Zelensky phát biểu trước báo giới trong chuyến thăm đến UAE, đề cập đến cuộc gặp giữa phái đoàn cấp cao Nga - Mỹ tại Saudi Arabia vào ngày 18-2.

"Ukraine coi bất kỳ cuộc đàm phán nào về Ukraine mà không có Ukraine là những cuộc đàm phán không có kết quả. Và chúng tôi không thể công nhận bất kỳ thỏa thuận nào về mình mà không có sự tham gia của chúng tôi", tổng thống Ukraine nói thêm.

Có thể bạn quan tâm
Pakistan tuyên bố 'gây nhiễu, chọc mù' tiêm kích Rafale Ấn Độ

Pakistan tuyên bố 'gây nhiễu, chọc mù' tiêm kích Rafale Ấn Độ

01:45 18/05/2025

Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan tuyên bố nước này đã dùng hệ thống tác chiến điện tử vô hiệu hóa biên đội Rafale Ấn Độ hoạt động gần biên giới.

Tính toán chiến lược của Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ với thương vụ tên lửa 300 triệu USD

Tính toán chiến lược của Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ với thương vụ tên lửa 300 triệu USD

01:45 18/05/2025

Việc ký hợp đồng tên lửa AMRAAM hơn 300 triệu USD giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng năng lực không quân, trong khi Mỹ củng cố ảnh hưởng chiến lược với đồng minh.

Nga hài lòng, Ukraine thất vọng về cuộc đàm phán ở Istanbul

Nga hài lòng, Ukraine thất vọng về cuộc đàm phán ở Istanbul

21:45 17/05/2025

Trưởng phái đoàn Nga cho biết họ hài lòng về cuộc đàm phán tại Istanbul, trong khi Ukraine nói rằng Nga đã 'nêu ra một số điều chúng tôi không thể chấp nhận được'.

Pakistan tuyên bố hạ loạt tiêm kích hơn 100 triệu USD của Ấn Độ

Pakistan tuyên bố hạ loạt tiêm kích hơn 100 triệu USD của Ấn Độ

17:45 16/05/2025

Pakistan nói đã hạ 5 tiêm kích Ấn Độ, trong đó có mẫu Rafale trị giá hơn 100 triệu USD, khi đối phó cuộc không kích của nước láng giềng.

Israel triển khai quân ở miền nam Syria

Israel triển khai quân ở miền nam Syria

09:00 16/05/2025

Quân đội Israel tuyên bố đang triển khai lực lượng ở miền nam Syria nhằm bảo vệ cộng đồng thiểu số Druze sau các cuộc giao tranh gần đây.

Giáo hoàng mới được bầu thế nào

Giáo hoàng mới được bầu thế nào

03:45 16/05/2025

Vatican sẽ tổ chức Mật nghị Hồng y, quy trình có thể kéo dài nhiều ngày, để bầu người kế nhiệm Giáo hoàng Francis trong tuần này.

Khai mạc lễ hội 'Trái tim Việt Nam – 50 năm hòa chung một nhịp' tại Osaka, Nhật Bản

Khai mạc lễ hội 'Trái tim Việt Nam – 50 năm hòa chung một nhịp' tại Osaka, Nhật Bản

17:45 14/05/2025

Ngày 3/5, tại Công viên Trung tâm Hanazono, thành phố Higashi Osaka, tỉnh Osaka, Nhật Bản, lễ hội văn hóa 'Trái tim Việt Nam – 50 năm hòa chung một nhịp' đã chính thức khai mạc.

Truyền thông Indonesia: Việt Nam đã có những bước đổi thay và phát triển mạnh mẽ sau Ngày Giải phóng

Truyền thông Indonesia: Việt Nam đã có những bước đổi thay và phát triển mạnh mẽ sau Ngày Giải phóng

22:00 13/05/2025

Trang Indonesiawindow ngày 30/4 đăng bài viết nhận định Việt Nam đã có những bước đổi thay và phát triển mạnh mẽ sau dấu mốc lịch sử 30/4/1975 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vụ tiêm kích Hàn Quốc thả bom vào khu dân cư diễn ra thế nào

Vụ tiêm kích Hàn Quốc thả bom vào khu dân cư diễn ra thế nào

19:45 13/05/2025

5 tiêm kích KF-16 Hàn Quốc huấn luyện bắn đạn thật sáng 6/3, trong đó hai chiếc đầu tiên thả loạt bom nhầm vào khu dân cư ở tỉnh Gyeonggi.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale