Đa số cử tri Australia không ủng hộ đề xuất công nhận người bản địa

08:20 15/10/2023

Ngày 14/10, Australia đã công bố kết quả sơ bộ cuộc trưng cầu ý dân về đề xuất công nhận người bản địa trong Hiến pháp, theo đó đa số người dân đã không chấp nhận đề xuất trên.

Người Australia không ủng hộ đề xuất công nhận người bản địa
Người dân Australia tham gia cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân về đề xuất công nhận người bản địa. (Nguồn: AFP)

Với gần 90% số phiếu được kiểm, khoảng 59% cử tri tham gia trưng cầu đã lựa chọn phản đối đề xuất trong khi 41% lựa chọn ủng hộ.

Kết quả trên được đánh giá sẽ là một bước lùi lớn trong nỗ lực hòa hợp cộng đồng người bản địa của Australia. Trong một tuyên bố, Thủ tướng Anthony Albanese thừa nhận đây không phải là kết quả ông mong muốn, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục tôn trọng cũng như sát cánh cùng cộng đồng người bản địa.

Theo ông, “thời điểm bất đồng này" sẽ "không chia rẽ chúng ta. Chúng ta không phải là cử tri lựa chọn "Có" hoặc "Không". Chúng tôi đều là người Australia”.

Trong khi đó, nhiều người bản địa cũng như những người tham gia chiến dịch vận động ủng hộ đề xuất bày tỏ sự thất vọng về kết quả cuộc trưng cầu, song vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy việc công nhận cộng đồng người bản địa.

Trong cuộc trưng cầu ý dân lần này, người Australia lựa chọn giữa "Có" hoặc "Không" với đề xuất công nhận người bản địa trong Hiến pháp năm 1901.

Đề xuất này cũng bao gồm việc thành lập một cơ quan tham vấn cho Quốc hội nhằm đánh giá các bộ luật có thể tác động tới cộng đồng người bản địa cũng như góp phần giải quyết sự bất bình đẳng sâu sắc về xã hội và kinh tế với người bản địa.

Tin liên quan
Australia phát hiện mới về loài thú lông nhím mỏ ngắn đẻ trứng độc đáo nhất thế giới
Australia phát hiện mới về loài thú lông nhím mỏ ngắn đẻ trứng độc đáo nhất thế giới

Có một điểm đáng chú ý là, mặc dù cuộc trưng cầu dân ý do chính phủ liên bang do Công đảng lãnh đạo đề xuất và được xác định là một trong những nội dung quan trọng của chính phủ trong nhiệm kỳ từ năm 2022 đến năm 2025 song tại 6/7 bang và vùng lãnh thổ, nơi Công đảng đang nắm quyền, tỷ lệ không ủng hộ đề xuất của chính phủ cao hơn tỷ lệ ủng hộ.

Bang Tasmania, nơi duy nhất tại Australia mà chính quyền do đảng Tự do đối lập lãnh đạo lại ủng hộ đề xuất của chính phủ liên bang. Thực tế này cho thấy trong cuộc trưng cầu dân ý này, ý kiến của người dân dường như không bị tác động bởi yếu tố đảng phái.

Theo thông tin từ Ủy ban bầu cử Australia, 17,6 triệu người dân, tương đương với 97,7% cử tri Australia đăng ký bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 14/10.

Đây là số lượng người kỷ lục đăng ký tham gia cuộc trưng cầu dân ý và thực tế này cho thấy người dân Australia rất quan tâm tới cuộc trưng cầu dân ý và muốn nói lên tiếng nói của mình trong một trong những sự kiện chính trị quan trọng nhất của nước này.

Lần gần nhất người Australia bỏ phiếu phản đối một cuộc trưng cầu dân ý là vào năm 1999 khi họ được yêu cầu cắt đứt quan hệ với chế độ quân chủ Anh và trở thành một nước cộng hòa.

Có thể bạn quan tâm
Mẫu tàu ngầm hạt nhân Nga khiến phương Tây lo ngại

Mẫu tàu ngầm hạt nhân Nga khiến phương Tây lo ngại

07:00 16/06/2024

Nga triển khai tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen-M đến Cuba, loại khí tài từng khiến nhiều quan chức Mỹ lo ngại, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng.

Nga thay tư lệnh hải quân

Nga thay tư lệnh hải quân

19:10 19/03/2024

Truyền thông Nga xác nhận đô đốc Moiseev, từng lãnh đạo Hạm đội phương Bắc, đã trở thành quyền tư lệnh hải quân Nga thay cho người tiền nhiệm Yevmenov.

Tình hình Sudan: Giao tranh tiếp diễn, lương thực cạn kiệt

Tình hình Sudan: Giao tranh tiếp diễn, lương thực cạn kiệt

09:30 25/06/2023

Ngày 24/6, các cuộc không kích và đấu súng đã làm rung chuyển thủ đô Khartoum của Sudan, trong khi Liên hợp quốc (LHQ) cho rằng cuộc chiến mang chiều hướng xug đột sắc tộc.

Israel, Tây Ban Nha khẩu chiến về Hamas

Israel, Tây Ban Nha khẩu chiến về Hamas

08:00 27/05/2024

Ngoại trưởng Israel đăng video 'Hamas: Cảm ơn Tây Ban Nha', khiến Madrid tức giận chỉ trích, trong bối cảnh quốc gia châu Âu sắp công nhận nhà nước Palestine.

Trung Quốc cảnh báo Hàn Quốc về quan hệ với Mỹ

Trung Quốc cảnh báo Hàn Quốc về quan hệ với Mỹ

14:10 09/06/2023

Đại sứ Trung Quốc cảnh báo Hàn Quốc có thể đang 'cược sai' khi ủng hộ Mỹ, kêu gọi Seoul cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.

Thất bại của quân đội Israel khi Hamas đột kích

Thất bại của quân đội Israel khi Hamas đột kích

01:40 10/10/2023

Khi tiếng nổ vang lên và đạn bay qua nhà Tamir Erez ở Mefalsim gần biên giới Dải Gaza, ông liên tục tự hỏi 'quân đội Israel đang ở đâu?'.

Sudan: Không kích tiếp diễn sau khi lệnh ngừng bắn hết hiệu lực

Sudan: Không kích tiếp diễn sau khi lệnh ngừng bắn hết hiệu lực

22:20 11/06/2023

Theo lời các nhân chứng, giao tranh tiếp diễn tại cả Khartoum và thành phố Omdurman ở phía Bắc, cũng như phố Al-Hawa, một tuyến phố huyết mạch ở phía Nam thủ đô.

Thêm quốc gia cắt quan hệ với Ecuador sau vụ đột kích sứ quán Mexico

Thêm quốc gia cắt quan hệ với Ecuador sau vụ đột kích sứ quán Mexico

19:00 07/04/2024

Nicaragua thông báo cắt quan hệ ngoại giao với Ecuador sau khi cảnh sát nước này đột kích sứ quán Mexico ở Quito để bắt cựu phó tổng thống Glas.

Âm mưu ám sát hụt Tổng thống Bill Clinton của al-Qaeda

Âm mưu ám sát hụt Tổng thống Bill Clinton của al-Qaeda

00:40 30/04/2024

Đêm 23/11/1996, khi chiếc Không lực Một chở Tổng thống Bill Clinton cùng phu nhân chuẩn bị hạ cánh ở Manila, mật vụ Mỹ nhận được tin về âm mưu ám sát ông.

Co loi xay ra
Co loi xay ra