Hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm đang diễn ra tinh vi khi “đích ngắm” là đồng bào các dân tộc ở vùng cao.
Chiêu trò cũ… nạn nhân mới
Mới đây, chị Hoàng Thị Y ở xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, Yên Bái nhận được lời đề nghị của một người bạn muốn nhờ chị đứng ra nhận hộ số tiền mà người bạn này gửi về nhà do bố mẹ không biết chữ để làm các thủ tục.
Chị Y kiểm tra các thông tin trên Facebook thấy hình đại diện và một số nội dung đăng tải trên facebook cá nhân đúng người này là bạn học với mình đang ở Đài Loan, Trung Quốc. Để chắc chắn, chị hỏi thêm bố mẹ của bạn thì bố mẹ bạn cũng cho biết là con có hẹn sẽ gửi tiền về, còn khi nào gửi thì sẽ báo cụ thể. Do tin tưởng nên chị Y đã không ngần ngại cung cấp một số thông tin cá nhân theo yêu cầu của đầu dây bên kia.
Mấy hôm sau có người gọi xưng là nhân viên Hải quan thông báo chị Y có khoản tiền cùng quà từ nước ngoài về. Để chứng minh không phải rửa tiền thì chị cần nộp tiền bảo lãnh.
"Lần đầu họ yêu cầu chuyển cho 5 triệu, tôi cứ nghĩ là bạn bè thì giúp nhau thôi, không nghĩ chuyện bị lừa. Chuyển xong họ lại báo là khi kiểm tra thấy có rất nhiều tiền, không phải vài trăm triệu như ban đầu, cần phải nộp thêm tiền để bảo lãnh. Tôi vẫn cứ tin tưởng rồi lại chuyển. Tiếp đó họ lại báo, Hải quan kiểm tra thấy nhiều đồ quý, bắt phải chuyển tiền thêm, lúc đó tôi nghi ngờ nên ra xã báo công an mới biết mình bị lừa” - chị Y nức nở kể lại.
Còn tại các xã vùng cao ở huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, Văn Chấn - nơi đa số đồng bào dân tộc sinh sống cũng ghi nhận nhiều người dân bị các đối tượng lừa đảo qua mạng.
Theo thượng tá Hoàng Văn Tuân - Phó Trưởng phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao - Công an tỉnh Yên Bái, sở dĩ vẫn có những người bị lừa là do những người này chưa tiếp cận được hoặc chưa thực sự quan tâm đến cảnh báo, khuyến cáo của lực lượng chức năng.
Một bộ phận mới tham gia mạng xã hội, không gian số còn nhẹ dạ cả tin khi truy cập vào các đường link website, hoặc cài các ứng dụng trên thiết bị di động mà các đối tượng lừa đảo cung cấp...
Lừa đảo lấy tiền đặt cọc nông sản, tour du lịch
Cũng theo ghi nhận ở tỉnh vùng cao Lào Cai, ngoài các phương thức lừa đảo cũ như: Giới thiệu là người nước ngoài, có điều kiện về kinh tế muốn gửi tiền nhờ giữ hộ, hoặc làm từ thiện; giả danh cơ quan chức năng thông báo đến người bị hại liên quan đến vụ án hình sự, tải app nạp tiền vào làm cộng tác viên… còn xuất hiện một số phương thức lừa đảo mới như: gọi, nhắn tin đến người dân yêu cầu tích hợp thông tin nhà đất, giấy phép lái xe… vào VneID.
Thậm chí, lợi dụng thời điểm cuối năm, dịp Tết nhu cầu người dân đi du lịch tại Sa Pa tăng, nhiều đối tượng còn lên mạng xã hội mạo danh thương hiệu, quảng cáo tour giá rẻ không có thật nhằm lừa đảo tiền đặt cọc.
Kẻ xấu còn lập nhóm mạo danh nhiều doanh nghiệp du lịch - lữ hành liên hệ khách hàng, du khách trong và ngoài nước qua nhiều hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đáng lưu ý, tại một số tỉnh khác cùng khu vực Tây Bắc như Hoà Bình, Sơn La xuất hiện các đối tượng sử dụng thông tin và hình ảnh mặt hàng nông sản đang vào mùa thu hoạch cuối năm để đăng tải trên tài khoản mạng xã hội cá nhân nhằm thu hút sự chú ý. Sau khi có người hỏi mua, nhóm đối tượng thoả thuận giá và lừa đặt tiền cọc qua tài khoản ngân hàng.
Thiếu tá Đào Duy Huấn - Đội trưởng Đội hình sự - kinh tế - ma tuý - Công an huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La - cho biết: “Qua điều tra, bị hại và những người có liên quan chưa từng gặp đối tượng và việc giao dịch chỉ thông qua các cuộc gọi điện thoại, thông tin về đối tượng hầu như không có. Đối tượng sau khi chiếm đoạt được tiền đã tắt liên lạc, lẩn trốn, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình điều tra xác minh”.
Tại cơ quan điều tra, Hà Đình Hào khai nhận đã lừa đảo lấy tiền chuyển khoản đặt cọc mua nông sản của nhiều người nhưng không giao hàng.
Vụ tai nạn giữa xe đầu kéo và ôtô khách trên Quốc lộ 2, thuộc xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã khiến chị Trương Thị Ngân, sinh năm 1985 ở Tuyên Quang tử vong và 9 người khác bị thương.
Quảng Bình - Sau tai nạn, anh L bị một người đến tác động và ngã xuống đường. Sau khi được người dân đưa đến bệnh viện, anh L đã...
Bị hai người chưa rõ danh tính rượt đuổi, nam thanh niên 19 tuổi ở Cà Mau đã nhảy xuống sông thoát thân dù không biết bơi. Kết quả, nam thanh niên đã tử vong.
Bình Dương - Công an tỉnh Bình Dương đang điều tra làm rõ vụ tai nạn xe máy và xe ô tô khiến tài xế xe ôm công nghệ tử vong tại hiện trường.
Ông Nguyễn Ngọc Phương, Chủ tịch Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc thông qua ngân hàng chuyển trái phép hơn 4.719 tỷ đồng ra nước ngoài và chuyển trái phép tiền tệ từ nước ngoài vào Việt Nam hơn 4.773 tỷ đồng.
Tổ công tác CSGT Hà Nội phát hiện hàng loạt trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn tại tuyến đường Lý Nam Đế (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là tuyến đường nhỏ có nhiều ngõ thông nên được nhiều 'dân nhậu' lựa chọn làm đường 'rút lui' khi rời các quán bia, quán ăn đêm khu vực phố cổ...
Liên quan tới vụ đấu tranh, triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc, kết quả phân tích, xét nghiệm mẫu thuốc giả thuộc nhóm thuốc đông dược, phát hiện trong thành phần thuốc có lượng lớn thuốc giảm đau, không được phép sản xuất trong đông y.
Ngày 16/4, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 2 (Cục CSGT, Bộ Công an) lập biên bản xử lý nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Người vi phạm là N.T.H. (SN 1996, trú tại Quế Võ, Bắc Ninh). Tại trụ sở công an, nữ tài xế thừa nhận khoảng 13h ngày 15/4 lái ô tô BKS 99A-718.xx đi ngược chiều đoạn Km5 của đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Chiếc xe đi ngược chiều ở làn sát dải phân cách giữa, là nơi có tốc độ tối đa cho phép tới...
Bạn đọc có email khoemanhxxx@gmail.com hỏi: Các hành vi vi phạm quy định về thu hồi đất , bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định thế nào?