Cuộc gặp Mỹ - Ukraine hôm 28-2 đã một lần nữa khẳng định chính sách 'Nước Mỹ trên hết' của ông Trump, làm dấy lên lo ngại về hướng đi tương lai của Washington.
Có một điều không thể phủ nhận rằng cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng hôm 28-2 (giờ Mỹ) là một "miếng mồi béo bở" cho giới truyền thông với những tranh cãi và phản ứng trái chiều liên tục cho tới nay.
Cuộc gặp này không chỉ phản ánh sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ, mà còn khiến nhiều đồng minh lo ngại về hướng đi của Washington trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Theo Đài CNN, kể từ sau cuộc gặp hôm 28-2, Nhà Trắng đã đưa ra những tuyên bố theo hướng ông Trump đã có một chiến thắng áp đảo trước người đồng cấp Ukraine, nhấn mạnh chính sách "Nước Mỹ trên hết" của vị tổng thống 78 tuổi.
Đáng chú ý, chính quyền ông Trump đã cử các quan chức cấp cao và đồng minh lên truyền thông để nhấn mạnh cách xử lý tình huống của ông, ngay cả khi các nhà lãnh đạo châu Âu đồng lòng ủng hộ Ukraine và ông Zelensky qua hội nghị thượng đỉnh ở London (Anh) hôm 2-3.
Những quan chức hàng đầu của chính quyền ông Trump, bao gồm Ngoại trưởng Marco Rubio, Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick - những người đều có mặt trong cuộc gặp "định mệnh" ấy - đều nhanh chóng xuất hiện trên các chương trình tin tức một ngày sau đó để ca ngợi ông Trump và cũng không quên chỉ trích nhà lãnh đạo Ukraine.
Xuất hiện trên chương trình "State of the Union" của CNN, ông Waltz ám chỉ rằng Mỹ muốn có một lãnh đạo mới ở Kiev, thậm chí so sánh ông Zelensky như "một người yêu cũ thích tranh cãi".
"Chúng ta cần một nhà lãnh đạo có thể làm việc với chúng ta, cuối cùng có thể đàm phán với Nga và kết thúc cuộc chiến này", cố vấn của ông Trump nhận xét. Ông cũng chỉ trích thái độ và ngôn ngữ cơ thể của nhà lãnh đạo Ukraine, nói rằng "cái lắc đầu, khoanh tay - tất cả những điều đó khiến chúng tôi cảm thấy vô cùng thiếu sự tôn trọng".
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cũng gợi ý trên chương trình "Meet the Press" của Đài NBC rằng ông Zelensky có thể nên từ chức sau cuộc gặp căng thẳng vừa qua.
"Hoặc ông ấy phải thức tỉnh và quay lại bàn đàm phán với thái độ biết ơn, hoặc Ukraine cần một lãnh đạo khác để làm điều đó", ông nói.
Ngoại trưởng Mỹ Rubio cũng "hướng mũi sào" đến người đứng đầu Kiev, cho rằng nhà lãnh đạo Ukraine "luôn tìm mọi cách để 'giải thích về Ukraine' dưới góc nhìn của mình trong mọi vấn đề".
Trong khi đó, ông Lutnick gọi ông chủ Nhà Trắng là "người kiến tạo hòa bình", và nếu ông Zelensky không quan tâm đến điều này thì nên về nhà và suy nghĩ lại.
Trong khi chính quyền ông Trump thể hiện lập trường cứng rắn với Ukraine, châu Âu lại gửi đi một thông điệp hoàn toàn khác.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở London (Anh) hôm 2-3, các lãnh đạo châu Âu, bao gồm Thủ tướng Anh Keir Starmer, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, khẳng định sự ủng hộ lâu dài dành cho Ukraine. Ông Starmer còn đưa ra tuyên bố rằng phương Tây sẽ sát cánh với Kiev "bao lâu cũng được".
Theo CNN, sự khác biệt trong cách tiếp cận giữa Mỹ và châu Âu đang làm dấy lên lo ngại rằng Washington có thể rút lui khỏi các cam kết hỗ trợ Ukraine, mở đường cho một chiến lược hòa giải với Nga.
Điều này đã nhận được sự hoan nghênh từ Điện Kremlin, khi Matxcơva từ lâu đã kỳ vọng vào một sự thay đổi trong chính sách của Mỹ. Tuy nhiên, trong nội bộ nước Mỹ, không phải ai cũng đồng ý với con đường mới này của ông Trump.
Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski của bang Alaska cảnh báo rằng việc "xa rời đồng minh và xích lại gần ông Putin" có thể làm suy yếu vị thế toàn cầu của Washington.
Cuộc gặp giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Ukraine Zelensky không chỉ đơn thuần là một sự kiện ngoại giao, mà còn phản ánh những thay đổi sâu sắc trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Khi ông Trump tiếp tục định hình lại các mối quan hệ quốc tế theo hướng "Nước Mỹ trên hết", câu hỏi đặt ra là liệu điều này sẽ mang lại hòa bình, hay sẽ đẩy Ukraine vào tình thế khó khăn hơn trước áp lực từ Nga.
Quyết chiến điểm Buôn Ma Thuột Nửa thế kỷ đã trôi qua, những người lính từng tham gia trận đánh Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) năm xưa nay tóc đã bạc. Thế nhưng, mỗi khi nhắc đến trận chiến lịch sử ấy, lòng họ vẫn bừng lên niềm tự hào. Những ký ức về cuộc chiến hào hùng vẫn in đậm trong tâm trí các nhân chứng lịch sử. Lật giở từng trang ký ức, ông Tô Tấn Tài (tên thường gọi là Ama H’Oanh, SN 1932, trú tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), nguyên...
Sáng 17/2, Công an tỉnh Nam Định tổ chức lễ công bố quyết định nghỉ công tác đối với các cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi. Đến nay, Công an tỉnh Nam Định có 13 lãnh đạo xung phong xin nghỉ hưu trước hạn tuổi (gồm 6 Trưởng phòng, 1 Trưởng Công an huyện, 4 Phó Trưởng phòng và 2 Phó Trưởng Công an huyện). Trong đó, 5 cán bộ còn thời gian công tác từ 30 đến dưới 60 tháng (2 Trưởng phòng, 1 Trưởng Công an huyện và 2 Phó Trưởng phòng). Bên cạnh đó, 55...
Trong không khí mừng Đảng mừng xuân của những ngày đầu Xuân năm mới, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), 65 năm Ngày Bác Hồ phát động Tết trồng cây; sáng nay (5/2) tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm về dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Cùng đi với Tổng Bí thư có các Ủy viên Bộ Chính trị: Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Chủ tịch Ủy ban...
Các nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, gắn với yêu cầu thực tiễn phát triển của địa phương và sự mong đợi của cử tri, góp phần khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Long An.
Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde đã có những giây phút trải nghiệm văn hóa thủ đô Việt Nam, khi dạo hồ Hoàn Kiếm và uống cà phê trứng tại một quán cà phê phong cách tái chế.
Những quả chuối trồng sau vườn nhà được nhóm học sinh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chế biến thành một loại nước mắm chay đặc biệt.
Trong khoảng 3 năm, cựu Tổng giám đốc VEAM Phan Phạm Hà lợi dụng chức vụ quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới 'hợp thức thanh toán khống, hóa đơn khống để 'rút ruột' của công ty hơn 3 tỷ đồng phục vụ chi phí ngoại giao, tiếp khách.
Lực lượng Cục Cảnh sát giao thông kiểm tra xe khách giường nằm đang chở 23 người chạy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, phát hiện tài xế vi phạm nồng độ cồn nên tiến hành lập biên bản xử lý.
Tổng thống Burundi là nguyên thủ quốc gia nước ngoài thứ ba đến Hà Nội trong vòng 2 tuần qua, cho thấy sự coi trọng của các nước và vị thế ngày càng cao của Việt Nam.