Cuộc chiến diệt trăn Miến Điện xâm hại của thợ săn tiền thưởng

11:50 02/04/2024

Florida đang dựa vào những thợ săn tiền thưởng để đối phó với loài trăn xâm hại sinh sôi tràn lan và tàn sát động vật hoang dã bản xứ.

Amy Siewe (ngoài cùng bên phải) săn trăn vào ban đêm trong mùa hè. Ảnh: Amy Siewe

Thợ săn trăn Amy Siewe rà soát những con đường và bụi cỏ ở Nam Florida. Cô đang lần theo một con trăn Miến Điện xâm hại dài 6 m, trườn qua đám cỏ để tìm con mồi nhằm siết chết và nuốt chửng. Vào mùa đông, Siewe săn trăn xâm hại hàng ngày. Nhưng trong mùa hè nóng nực và ẩm ướt, cô đi săn vào ban đêm, nép mình phía sau chiếc xe tải lớn, đeo kính bảo hộ mắt, chăm chú quan sát lề đường với hy vọng có thể phát hiện ánh sáng lóe lên từ đám vảy trên mình con trăn bò qua từ rừng rậm tới kênh đào. Đối với Siewe, công việc nguy hiểm này không chỉ đem lại sự phấn khích khi rượt đuổi mà còn giúp cứu cả hệ sinh thái, theo BBC.

Trăn Miến Điện du nhập vào Florida như một loại động vật cảnh vào giữa thập niên 1960. Từ năm 1996 tới năm 2006, khoảng 99.000 con trăn được đưa tới Mỹ để bán làm vật nuôi. Khi một số con trăn trốn thoát vào tự nhiên, chúng tìm thấy một thiên đường đầy con mồi như chuột, sóc và chim, ngoài ra còn có loài thú lớn bao gồm hươu và thậm chí cá sấu. Trăn săn mồi bằng cách sử dụng khứu giác để xác định dấu vết con mồi để lại, sau đó ẩn nấp gần đó để phục kích, siết nạn nhân đến chết và nuốt chửng toàn bộ.

Siewe có thể chạy xe ở 72 km/h và phát hiện một con trăn. Theo cô, chúng dành 85% thời gian nằm yên một chỗ và nếu trăn Miến Điện quay trở lại bụi rậm, không thể tìm thấy chúng vì loài này rất giỏi ngụy trang. Khi tìm thấy một mục tiêu, Siewe thường xuống xe và nhảy lên con trăn, sau đó túm gáy nó. Các thợ săn thường làm việc theo cặp, do đó đồng nghiệp của Siewe sẽ quấn chặt băng dính quanh miệng con trăn. Những con trăn lớn như loại Siewe bắt có hàm răng sắc nhọn, có thể gây ra vết rách sâu dù chúng không có nọc độc. Bất chấp nguy hiểm, Siewe rất yêu thích công việc. "Tôi biết mỗi con trăn tôi bắt sẽ tạo ra sự khác biệt", cô nói.

Trong 4 năm, Siewe làm việc như một nhân viên tiêu diệt trăn cho Cơ quan quản lý nước Nam Florida. Cô được trả công theo giờ, từ 13 đến 18 USD, tùy theo nơi đi săn và có tiền thưởng cho con trăn cô bắt được, cụ thể là 50 USD cho mỗi con trăn dưới 1,2 m và thêm 25 USD cho mỗi 30 cm chiều dài tăng thêm. Siewe sẽ nhận thêm 200 USD nếu tìm thấy tổ trăn đang hoạt động. Do không thể vận chuyển trăn sống, thợ săn trăn ở Florida được huấn luyện để giết chết con vật bằng súng. Chương trình bắt đầu từ năm 2017 đã bắt và tiêu diệt 7.330 con trăn cho tới nay. Đa số dài dưới 1,2 m, dù có 17 con dài trong khoảng 4,8 - 5,2 m.

Mặt khác, Siewe có thể kiếm thêm tiền bằng cách lột da trăn để làm phụ kiện. Cuối cùng, cô có thể tạo ra thu nhập bằng cách dẫn du khách trong những chuyến săn trăn. Siewe chỉ là một trong số rất nhiều thợ săn kiếm sống bằng nghề săn trăn xâm hại ở Florida.

Cơ quan quản lý nước tổ chức sự kiện Florida python challenge hàng năm. Cuộc thi kéo dài 10 ngày diễn ra vào tháng 8, thu hút người thi đấu từ khắp thế giới để giành tiền thưởng trị giá 30.000 USD. Người thắng giải là người bắt được con trăn Miến Điện dài nhất.

Cả Siewe và Kalil đều là những người yêu trăn rắn. "Phần khó khăn nhất đối với tôi là trợ tử cho chúng. Đó là điều tồi tệ nhất", Kalil chia sẻ. Nhưng cô biết công việc của mình sẽ tạo nên sự khác biệt. Sau khi thợ săn tiền thưởng bắt được một con trăn, họ phải thông báo cho nhóm của Kirkland và đo con trăn thông qua gọi video. Sau đó, thợ săn có thể tùy ý vứt xác trăn hoặc sử dụng da của chúng cho mục đích khác.

Xóa sổ loài xâm hại

Trăn Miến Điện được giới thiệu vào vùng đầm lầy Everglades của Florida thông qua buôn bán động vật hoang dã ngoại lai và từng là loài thú cảnh được săn đón. Loài trăn siết mồi khổng lồ này có thể dài tới 5,5 m, phát triển mạnh ở hệ sinh thái Everglades và rất phàm ăn. Mike Kirkland, nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu động vật xâm hại, cho biết động vật có lông trong vườn quốc gia Everglades đã giảm 90 - 95% từ khi trăn Miến Điện xuất hiện vào cuối thập niên 1990. Một nghiên cứu chỉ ra số lượng gấu mèo Bắc Mỹ giảm 99%, thú có túi opossum cũng giảm 99% và thỏ biến mất hoàn toàn.

Chương trình của Kirkland là cách tiếp cận triệt để đối với câu hỏi làm thế nào để xóa sổ loài xâm hại. Thợ săn trăn được phép tiếp cận các vùng đất do cơ quan quản lý nước phụ trách. Ban đầu, chương trình thí điểm kéo dài 3 tháng. Hiện nay, chương trình đang ở năm thứ 8 với số nhân viên tăng gấp đôi. Hiện nay, có 50 thợ săn làm việc cho cơ quan ở 9 quận. Donna Kalil là một trong 25 thợ săn ban đầu được cơ quan quản lý nước thuê vào năm 2017. Tính đến nay, Kalil đã bắt hơn 850 con trăn.

Từ khi thực hiện chương trình, cơ quan quản lý nước đã loại bỏ 8.565 con trăn trên khắp cả bang. Tuy nhiên, chỉ săn trăn thì không đủ, theo Kirkland. Ông cho rằng cần một biện pháp toàn diện để xóa sổ loài xâm hại này khỏi hệ sinh thái, thông qua giáo dục, chính sách và tiến bộ khoa học. Năm 2021, Florida đưa trăn vào danh mục loài cấm mua bán hoặc vận chuyển. Bất cứ ai nuôi trăn đều phải đăng ký và đeo vi chip cho chúng.

Ngoài ra, Kirkland và cộng sự thường xuyên phát triển công nghệ mới để theo dõi và săn trăn. Một dự án sử dụng dữ liệu đo xa vô tuyến, cấy máy phát tín hiệu vào trăn. Dữ liệu từ máy phát được sử dụng trong hai chương trình khác nhau. Một chương trình theo dõi hành vi và thói quen ghép đôi của trăn. Chương trình còn lại gắn thẻ cho trăn đực dẫn đường để nó đưa thợ tiền thưởng tới chỗ trăn cái hoặc thậm chí cả tổ. Dự án cho phép thợ săn trăn xâm nhập vào vùng Everglades, hệ sinh thái bao gồm 607.000 hecta đầm lầy, rừng đước, thảo nguyên và rừng thông.

Cơ quan quản lý nước cũng hợp tác với Ủy ban bảo tồn cá và động vật hoang dã Florida để phát triển hệ thống camera ứng dụng công nghệ AI và bước sóng hồng ngoại để phát hiện trăn. Thuật toán AI được huấn luyện để phân biệt trăn Miến Điện với các loài trăn khác ở Florida.

An Khang (Theo BBC)

Có thể bạn quan tâm
Chó gây tai nạn giao thông, chủ có thể đi tù 10 năm

Chó gây tai nạn giao thông, chủ có thể đi tù 10 năm

11:00 01/03/2023

Thực tế, có không ít vụ tai nạn giao thông gây ra bởi chó của những chủ nuôi thiếu ý thức.

Bộ Công an trả lời về xuất trình giấy phép lái xe tích hợp trong VneID

Bộ Công an trả lời về xuất trình giấy phép lái xe tích hợp trong VneID

05:30 14/04/2024

Thời gian qua, nhiều người dân băn khoăn về việc giấy phép lái xe đã tích hợp trong VneID có được xuất trình khi công an kiểm tra hay không?

Hiện tượng Siêu Trăng sẽ xuất hiện vào lúc 8 giờ 35 ngày 31/8

Hiện tượng Siêu Trăng sẽ xuất hiện vào lúc 8 giờ 35 ngày 31/8

15:00 29/08/2023

Theo Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, người yêu thích thiên văn học có thể quan sát hiện tượng này từ bất cứ nơi nào, với điều kiện trời đủ trong để dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Chân dung hai nhà khoa học nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Chân dung hai nhà khoa học nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

20:10 15/05/2024

Ngày 15/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 cho Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Thanh - Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Mạnh Trí (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội). Giải thưởng Tạ Quang Bửu được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lần đầu tiên vào ngày 18/5. Qua 10 năm triển khai, Ban Tổ chức Giải thưởng đã nhận được hơn 400...

Người Ai Cập cổ đại ướp xác chết đầu tiên từ khi nào?

Người Ai Cập cổ đại ướp xác chết đầu tiên từ khi nào?

07:00 21/02/2024

Người Ai Cập cổ đại có lẽ được biết đến nhiều nhất về cách họ đối xử với người chết - từ việc xây dựng những kim tự tháp khổng lồ đến những ngôi mộ dưới lòng đất với những kho báu và hiện vật xa hoa. Người Ai Cập cũng nổi tiếng ướp xác người vừa mới qua đời để bảo quản thi thể.

Xây đập tạm để đẩy nước về Đà Nẵng

Xây đập tạm để đẩy nước về Đà Nẵng

16:00 03/05/2024

TP - UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản liên quan đắp đập tạm trên sông Quảng Huế (địa phận Đại Lộc, Quảng Nam) để điều tiết nước từ sông Vu Gia về sông Yên xuống sông Cầu Đỏ, sông Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) giúp đẩy mặn, nhà máy nước Cầu Đỏ đủ nguồn nước thô để xử lý, cung cấp nước ngọt cho người dân thành phố.

Nhiều giải pháp bảo tồn ở nơi đa dạng sinh học nhất Việt Nam

Nhiều giải pháp bảo tồn ở nơi đa dạng sinh học nhất Việt Nam

05:00 24/05/2024

Thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, cứu hộ và tái thả hơn một nghìn cá thể động vật hoang dã về tự nhiên, thành lập các tổ tuần tra, gỡ bẫy là những hoạt động được Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang triển khai trong những năm qua, nhằm bảo tồn một trong những trung tâm đa dạng sinh học lớn nhất Việt Nam.

Tận mắt chứng kiến rùa đẻ hơn 100 trứng ở biển Quy Nhơn

Tận mắt chứng kiến rùa đẻ hơn 100 trứng ở biển Quy Nhơn

11:50 22/05/2024

Các thành viên Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa tận mắt chứng kiến rùa lên bãi cát đẻ hơn 100 trứng rồi sau đó bơi về biển.

Hàng trăm con vẹt tê liệt rơi xuống Australia

Hàng trăm con vẹt tê liệt rơi xuống Australia

21:00 02/02/2024

Hơn 200 con vẹt rơi từ không trung xuống bang New South Wales trong tuần qua, khiến các nhà khoa học bối rối.

Co loi xay ra
Co loi xay ra