Trên phạm vi cả nước, sản lượng lợn xuất chuồng quý 1/2025 vẫn tăng 5% so cùng kỳ; trong đó, có một số địa phương tăng khá như Gia Lai tăng 18%; Bình Định tăng 7,6%; Hưng Yên tăng 6,9%.
Ông Đậu Ngọc Hùng, Trưởng ban Ban Thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản, Cục Thống kê cho biết, nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Trưởng ban Ban Thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản khuyến cáo, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn cần theo dõi sát tình hình sản xuất tại địa bàn để có những chính sách, biện pháp kịp thời điều tiết nguồn cung, tập trung tái đàn và kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ người chăn nuôi ổn định sản xuất tại những khu vực mới.
Cục Thống kê cho biết vừa qua, có thời điểm giá thịt lợn biến động, tăng mạnh nhất là đầu tháng 3, nhưng sau đó đã chững lại và giảm dần, đến cuối tháng 3 chỉ còn tăng ở một số tỉnh phía Nam.
Dưới góc độ hoạt động thống kê chăn nuôi, ông Đậu Ngọc Hùng cho biết có một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung tác động đến biến động giá thịt lợn trong thời gian qua như: việc thực hiện quy định của Luật Chăn nuôi: các tỉnh, thành phố, đặc biệt các tỉnh phía Nam đã tiến hành di dời trang trại lớn, chăn nuôi gia công ra khỏi vùng không được phép chăn nuôi trước ngày 01/01/2025, dẫn đến nhiều trang trại đã tạm dừng hoạt động, hoặc nuôi không hết công suất, từ đó dẫn đến có thể thiếu hụt nguồn cung cục bộ. Việc phải di dời chuồng trại cũng khiến chi phí tăng lên.
Tiếp đến, những tháng cuối năm 2024, dịch bệnh lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên đàn lợn tại một số tỉnh khu vực phía Nam; đặc biệt, đàn lợn nái gây hao hụt một phần tổng đàn và gây tâm lý lo ngại đối với người chăn nuôi.
Một bộ phận người chăn nuôi, nhất là ở khu vực chăn nuôi vừa và nhỏ gặp khó khăn khi tiếp cận tín dụng, nguồn cung con giống cùng với tâm lý lo ngại dịch bệnh nên tái đàn chậm, thậm chí để trống chuồng.
Ban Thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản, đơn cử như Đồng Nai (chiếm 10% sản lượng lợn cả nước), nhưng sản lượng lợn hơi xuất chuồng quý 1/2025 chỉ tăng 0,2% so cùng kỳ, trong khi quý 1/2024 tăng 7% (nếu tính theo số đầu con, tháng 3/2025 giảm tới 109 nghìn con so cùng kỳ 2024); Thành phố Hồ Chí Minh sản lượng giảm 2,6% (đầu con giảm 6,5%); Khánh Hòa sản lượng giảm 5,1%, Long An giảm 4,5%.
Cùng với đó, tháng 2 đàn lợn giảm do các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi tăng mạnh xuất bán tiêu dùng dịp Tết và lễ hội đầu năm. Tổng đàn lợn (không kể lợn sữa) cuối tháng 2/2025 ước đạt 26,8 triệu con, giảm gần 360 nghìn con so với cuối tháng Một.
“Ngoài ra, còn có thể do tích trữ, đầu cơ. Khi giá lợn có xu hướng tăng, người chăn nuôi, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn khép kín chuỗi sản xuất kéo dài thời gian nuôi để tăng khối lượng xuất bán chờ giá tăng tiếp, cũng dẫn đến thiếu hụt nguồn cung," ông Hùng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trên phạm vi cả nước sản lượng lợn xuất chuồng quý 1/2025 vẫn tăng 5% so cùng kỳ; trong đó, có một số địa phương tăng khá: Gia Lai tăng 18%; Bình Định tăng 7,6%; Hưng Yên tăng 6,9%; Bình Phước tăng 5,8%; Thanh Hóa tăng 5,2%.
Số đầu con của cả nước cuối tháng 3 tăng 3,3% so cùng kỳ (tương đương mức tăng của năm 2024). Vấn đề nguồn cung chỉ xảy ra cục bộ tại một số địa phương trong một số thời điểm.
Ban Thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản, Cục Thống kê cho biết quý 1/2025, tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản của cả nước ước đạt 3,74%, là mức tăng cao nhất trong quý 1 của 4 năm gần đây (quý I/2022 tăng 3,36%; quý I/2023 tăng 3,01%; quý I/2024 tăng 3,50%).
Mức tăng này cũng gần ngang với kịch bản quý 1/2025 của khu vực 1 trong phương án tăng trưởng GDP cả năm 2025 đạt 8%.
Cục Thống kê nhận định quý 1 năm nay, nhiều địa phương có kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tốt hơn cùng kỳ năm 2024, trong đó một số tỉnh có mức tăng trưởng khá cao như Bạc Liêu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản quý 1 ước tăng 8,75%, trong đó cây hàng năm tăng 12,8% chủ yếu do địa phương chuyển một phần diện tích lúa Thu Đông năm 2024 sang gieo trồng vụ đông xuân năm 2025 (sản lượng lúa vụ đông xuân tăng 13,8%).
Bên cạnh đó, Đắk Nông tăng 8,73% nhờ chăn nuôi tăng mạnh 18,1%; sản lượng một số cây lâu năm như xoài, cao su, hồ tiêu đạt khá. Hải Dương tăng 7,87%; trong đó, sản lượng cây hàng năm tăng khá, nhất là hành củ, bắp cải, cà rốt, ngô.
Quảng Ninh tăng 7,9%; trong đó, ngành lâm nghiệp tăng cao do sau bão có nhiều diện tích rừng tiếp tục được khai thác, thu dọn để tái thiết rừng.
Lạng Sơn tăng 7,23% nhờ sản lượng thịt lợn và gia cầm tăng 11-12%; sản lượng gỗ khai thác tăng 22,5%.
Yên Bái tăng 6,98%, trong đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 8,9% so cùng kỳ; thịt gia cầm tăng 7,7% nhờ chuyển đổi hình thức nuôi truyền thống sang nuôi bán chuyên nghiệp, rút ngắn thời gian nuôi.
Tuy nhiên, cũng có 1 số tỉnh sản xuất nông nghiệp quý 1/2025 đạt mức tăng thấp như: Bắc Ninh chỉ tăng 0,26% (cây lâu năm giảm mạnh bị ảnh hưởng bão số 3); Hà Nam tăng 0,42% (một số cây vụ đông diện tích giảm); Bắc Giang tăng 1,05%; Vĩnh Phúc tăng 1,18%. Những tỉnh này nhìn chung có quy mô sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản không lớn.
Tổng hợp tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý 1/2025 của các địa phương, cả 63/63 tỉnh, thành phố đều có kết quả tăng so với cùng kỳ; trong đó, hơn 60% số tỉnh, thành phố đạt mức tăng trưởng cao hơn mức tăng của quý 1/2024.
Qua đó, cho thấy bức tranh có nhiều điểm sáng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tại các địa phương quý 1 năm nay./.
Đọc bài gốc tại đây.
Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được sự thống nhất của các cấp có thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã ký kết 7 văn kiện quan trọng trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ với các đối tác của Trung Quốc. Trong đó có 2 văn kiện là điều ước quốc tế cấp Chính phủ, 2 thỏa thuận về vốn ODA giữa Chính phủ hai nước và 3 thỏa thuận cấp Bộ. Trong lĩnh vực đường sắt,...
Những ngày tháng Tư, khắp các tuyến đường, con phố trên cả nước dần nhuộm đỏ sắc cờ. Người người, nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón chào dịp lễ trọng đại – kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hòa trong không khí ấy, hệ thống hơn 2000 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc đồng loạt trang trí, treo cờ Tổ quốc rực rỡ.
TP - Chia sẻ với PV Tiền Phong, PGS.TS Phạm Thị Kim Ngọc, Phó Hiệu trưởng Trường Kinh tế, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, số liệu từ báo cáo tại cuộc họp của Ban Chiến lược và Chính sách Trung ương đầu tháng 3 vừa qua cho thấy: Một nghịch lí là khoảng 85% lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) nhưng lại chỉ đóng góp trên 50% GDP và khoảng 30% nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Xin chào quý vị và các bạn đang lắng nghe Podcast chuyên mục Địa ốc của Báo Tiền Phong. Sau đây, chúng tôi sẽ gửi đến quý vị những thông tin đáng chú ý liên quan đến công tác chuẩn bị hạ tầng, nhà ở xã hội của TP Đà Nẵng trong bối cảnh thành phố này sẽ được sáp nhập.
Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025, Malaysia sẽ chủ trì cuộc họp đặc biệt với các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN về thuế quan Mỹ vào ngày 10/4.
Trung Quốc quyết định tăng thuế nhập khẩu hàng Mỹ từ 84 - 125%. Động thái đáp trả ông Trump từ Bắc Kinh gia tăng căng thẳng thương mại.
Câu chuyện ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Mỹ những ngày qua được nhìn nhận, soi chiếu lại lịch sử 35 năm trước để thấy, dù có những thức thức song với bản lĩnh, bình tĩnh giúp Việt Nam có đối sách, chiến lược phát triển mới.
Căng thẳng đang leo thang giữa các đồng minh lâu năm về thuế quan của Mỹ, thương mại toàn cầu, tình hình chiến sự ở Ukraine và Trung Đông, khiến vàng tiếp tục được coi là kênh trú ẩn an toàn.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07/2025/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.