Nhiều người gặp khó khăn khi chỉ chạy 1 km, số khác lại có thể dễ dàng chạy 10 km đến hơn 42,2 km, nhưng tối đa bao xa trước khi buộc phải dừng lại?
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên cần định nghĩa xem "dừng" thực sự là gì. Dean Karnazes giữ kỷ lục không chính thức về lần chạy dài nhất không ngủ, đạt 563 km, thực hiện trong hơn 3 ngày rưỡi vào năm 2005. Năm 2023, vận động viên siêu marathon Harvey Lewis lập kỷ lục mới trong backyard ultra, một loại chạy đua đường dài. Theo luật thi, các vận động viên sẽ hoàn thành một vòng đua dài 6,7 km trong vòng một giờ, tiếp tục cho đến khi chỉ còn một người duy nhất hoàn thành được vòng đua. Lewis đã chạy 108 vòng trong khoảng 4,5 ngày, tổng cộng 724 km, chỉ nghỉ vài phút vào cuối mỗi giờ trước khi tiếp tục.
Vì vận động viên siêu marathon thường nghỉ ngắn để đi bộ, ăn, buộc dây giày, đi vệ sinh hoặc ngủ (tùy theo loại và độ dài của cuộc đua), nên không có kỷ lục chính thức nào cho lần chạy dài nhất không dừng. Nhưng nếu có, nhu cầu tự nhiên có thể là hạn chế lớn nhất.
"Tôi nghĩ đi vệ sinh sẽ là yếu tố giới hạn ở đây", nhà vật lý Jenny Hoffman tại Đại học Harvard, vận động viên siêu marathon, cho biết. Hoffman giữ kỷ lục là người phụ nữ chạy xuyên nước Mỹ nhanh nhất thế giới. Cô hoàn thành kỳ tích này trong 47 ngày 12 giờ 35 phút.
Bỏ qua những lần nghỉ ngắn do nhu cầu sinh học, con người sở hữu nhiều đặc điểm giúp chạy bền tốt, theo Guillaume Millet, nhà sinh lý học thể dục tại Đại học Jean Monnet ở Saint-Etienne, Pháp. Con người có cơ mông tương đối lớn giúp đẩy cơ thể về phía trước, khả năng lưu trữ năng lượng đàn hồi trong gân và cơ bắp, dây chằng cổ chắc khỏe giữ cho não ổn định khi chạy.
Con người cũng thích nghi tốt với việc chạy trong nắng nóng nhờ khả năng điều chỉnh thân nhiệt thông qua đổ mồ hôi. "Ngay cả khi nhiệt độ bên ngoài khá cao, chúng ta vẫn duy trì được nhiệt độ cốt lõi tương đối thấp. Đây là một lợi thế lớn so với hầu hết các loài vật", Millet giải thích.
Dù có những sự thích nghi này, con người chưa bao giờ tiến hóa đặc biệt để chạy đường dài. "Trong hầu hết thời gian tồn tại, cho đến gần đây, con người đã phải làm việc rất vất vả để sinh tồn. Nếu chạy đúng cách, không bị chấn thương và nạp đủ năng lượng, bạn sẽ thấy những gì cơ thể làm được thật đáng kinh ngạc, nhưng đó không phải là điều chúng ta tiến hóa để thực hiện. Đó chỉ là đẩy sự thích nghi bình thường đến mức cực hạn", Lieberman nói.
Hàng loạt các yếu tố thể chất như chấn thương, mỏi cơ, thiếu ngủ, có thể buộc một vận động viên chạy dừng lại và phục hồi. Nhưng sức mạnh tinh thần cũng đóng vai trò quan trọng khi chạy bền. Để liên tục di chuyển suốt nhiều ngày, các vận động viên siêu marathon phải có khả năng vượt qua đau đớn và mệt mỏi.
"Chúng ta đã tiến hóa một khả năng phi thường để buộc bản thân làm đủ những điều phi thường. Vì vậy, tôi nghĩ điều quan trọng nhất giới hạn sức bền của con người là tinh thần", Daniel Lieberman, nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Harvard, nhận định.
Những người đẩy mình đến mức cực hạn như vậy cần được đào tạo kỹ lưỡng để tránh chấn thương. Trước khi chạy xuyên nước Mỹ, Hoffman đã luyện tập chạy 322 km mỗi tuần nhằm đảm bảo có đủ thể lực để hoạt động trong thời gian dài và đủ sức mạnh xương để chịu đựng việc liên tục va đập với mặt đường.
Ngày càng nhiều người thử sức với siêu marathon mỗi năm, với số lượng người tham gia tăng 1.676% từ năm 1996 đến năm 2020. Khi môn thể thao này ngày càng phổ biến, các vận động viên mới sẽ thách thức, thậm chí phá vỡ, những kỷ lục cũ. "Tôi nghĩ giới hạn sẽ tiếp tục được đẩy lên cao", Hoffman nói.
Thu Thảo (Theo Live Science)
Ngày 17.2.2025, Công an tỉnh Bắc Ninh thông báo kết quả phát hiện xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát giao thông và máy đo tốc độ từ 20.1 - 2.2.2025.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, khi con đường phát triển đã rõ ràng, chỉ cần biết cách làm và quyết tâm làm sẽ thành công.
Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền trung Myanmar khiến nhiều địa phương ở Việt Nam cảm nhận rung lắc mạnh, tuy nhiên ít có khả năng gây thiệt hại, theo chuyên gia.
Các phi hành gia trở về Trái đất sau sứ mệnh nhiều ngày trong không gian thường được khiêng bằng cáng. Hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS cũng không ngoại lệ.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia đồng sáng lập Viện liên hợp nghiên cứu hạt nhân tại Dubna (JINR) và gửi các nhà khoa học sang JINR học tập, nghiên cứu và đóng góp cho khoa học công nghệ cơ bản.
Thái Bình - Trong tuần, lực lượng Cảnh sát giao thông ghi nhận 37 lượt phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý phạt nguội .
VOZ thông báo ngừng hoạt động với mọi người dùng tại Việt Nam từ 27/3, hai ngày sau khi diễn đàn này yêu cầu người dùng xác thực tài khoản bằng số CCCD.
Một số chuyên gia tin máy tính lượng tử sắp hiện diện ngoài đời thực, nhưng đa số cho rằng nhiều năm nữa mới có 'đột phá lớn'.