Con đường Ukraina gia nhập EU còn khó hơn vào NATO

11:40 01/08/2023

Trở thành thành viên EU có thể là nhiệm vụ thậm chí còn khó khăn hơn đối với Ukraina so với việc gia nhập NATO.

Chặng đường dài

Tờ Financial Times viết, một năm trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu trước Quốc hội Ukraina: “Còn một chặng đường dài phía trước nhưng châu Âu sẽ ở bên các bạn trên mọi bước đường, chừng nào các bạn còn cần, cho đến thời điểm các bạn bước qua cánh cửa dẫn vào Liên minh châu Âu của chúng tôi”.

Bà von der Leyen đã đúng khi nói, con đường đến với EU của Ukraina sẽ còn dài. Cũng như vậy với con đường gia nhập NATO. Kiev đã nhận được phản hồi tế nhị vào tháng 7 rằng, NATO sẽ đưa ra lời mời Ukraina khi “các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng”.

Theo tờ Financial Times, việc Ukraina trở thành thành viên EU có thể khó bảo đảm hơn so với việc gia nhập NATO. Trong cả hai trường hợp, sự nhất trí của tất cả quốc gia thành viên EU và NATO là điều kiện tiên quyết để Ukraina gia nhập. Quá trình này không hề suôn sẻ, đơn cử như trường hợp của Thụy Điển gia nhập NATO.

Thách thức với Ukraina

Tuy nhiên, việc Ukraina gia nhập EU đối mặt với một loạt thách thức. Trước hết, nó vướng vào quá trình mà EU đã chính thức cam kết, kết nạp ít nhất 5 quốc gia khác: Albania, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia và Serbia.

Giống như Ukraina, hiện tại không có quốc gia nào đáp ứng được các yêu cầu chính xác của EU về dân chủ, pháp quyền, nền kinh tế thị trường và khả năng thực hiện các nghĩa vụ của thành viên khối.

Thổ Nhĩ Kỳ là ứng cử viên chính thức thứ sáu gia nhập EU, nhưng triển vọng trở thành thành viên của nước này còn hết sức xa vời, ngay cả khi Brussels và Ankara có mối quan hệ mang tính xây dựng hơn bây giờ. Xếp hàng trước cửa EU còn có Bosnia và Herzegovina, Gruzia và Kosovo.

Hàng dài những ứng viên tiềm năng này sẽ mở rộng câu lạc bộ EU từ 27 lên 33 hoặc thậm chí 37 quốc gia, dẫn đến trở ngại thứ hai đối với việc mở rộng khối.

Việc bao gồm số lượng lớn các quốc gia như vậy vào tổ chức khu vực sẽ đòi hỏi phải có những cải cách sâu rộng về thể chế và luật pháp của Liên minh châu Âu, điều mà chính phủ và cử tri của 27 quốc gia thành viên dường như chưa sẵn sàng.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu ở Brussels, Bỉ, ngày 1.3.2022 rằng, đơn xin gia nhập EU của Ukraina chỉ có thể được xem xét khi nào xung đột Nga-Ukraina kết thúc. Ảnh: Xinhua

Đối với các thể chế, sẽ khó nhưng không phải là không thể thu hút các thành viên mới bằng cách phân bổ lại các ghế trong Nghị viện châu Âu, cân nhắc lại các phiếu bầu trong Hội đồng châu Âu và thiết kế lại Ủy ban châu Âu.

Phức tạp hơn nhiều là câu hỏi liệu có nên thay thế sự đồng thuận trong các lĩnh vực như thuế và chính sách đối ngoại bằng một hệ thống bỏ phiếu theo đa số hay không, hoặc bằng cách nào.

Đây chính là điều mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đề xuất trong một bài phát biểu vào năm ngoái tại Đại học Charles ở Prague, Czech. Ông chỉ ra một cách chính xác rằng, khi quá trình mở rộng EU diễn ra, rủi ro sẽ tăng lên khi một quốc gia có thể sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn một chính sách chung.

Tuy nhiên, nếu EU quyết định áp dụng phương thức bỏ phiếu theo đa số, các nhóm quốc gia có thể tự xúc tiến trong các lĩnh vực chính sách khác nhau. Thủ tướng Scholz nhận xét: “Đó sẽ là một mớ hỗn độn khó hiểu, và là lời mời cho tất cả những ai muốn đặt cược chống lại một châu Âu địa chính trị thống nhất và khiến chúng ta chống lại nhau”.

Không phải tất cả đều ủng hộ ý kiến của Thủ tướng Đức. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói với khán giả tại Đại học Heidelberg của Đức vào tháng 3 rằng, các phản ứng của EU đối với cuộc khủng hoảng nợ và đại dịch đều phơi bày “những giới hạn của quản trị siêu quốc gia ở châu Âu”.

Mở rộng lời chỉ trích ngầm đối với các đề xuất của Thủ tướng Scholz, ông Morawiecki nói thêm: “Ở châu Âu, không gì có thể bảo vệ tự do của các quốc gia, nền văn hóa, an ninh xã hội, kinh tế, chính trị và quân sự của họ tốt hơn các quốc gia dân tộc. Các hệ thống khác là ảo tưởng hoặc không tưởng”.

Ba Lan dù là nước ủng hộ nhiệt thành việc Ukraina gia nhập EU, nhưng lại phản đối kiểu cải cách thể chế có thể khiến việc mở rộng trở nên khả thi. Bên cạnh đó, giống như Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia, Ba Lan muốn EU mở rộng hạn chế nhập khẩu ngũ cốc của Ukraina để bảo vệ nông dân trong nước.

Những tranh luận này cho thấy, EU sẽ gặp khó khăn khi kết nạp Ukraina - một trong những nhà sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới nhưng cũng là một trong những nước nghèo nhất châu Âu ngay cả trước xung đột với Nga.

Nếu gia nhập EU, Ukraina có thể được hưởng một phần đáng kể trợ cấp - lên tới 65% ngân sách EU - là số tiền mà các nước thành viên từ Trung và Đông Âu đang được nhận. Triển vọng như vậy có khả năng gây ra sự phản đối từ các đảng phái chính trị và cử tri ở những quốc gia này. Các quốc gia ứng viên khác cũng sẽ mong đợi tiếp cận với sự hào phóng của EU. Do đó, việc kết nạp Ukraina có thể trở thành vấn đề khó khăn nhất mà EU phải đối mặt trong toàn bộ lịch sử gần 70 năm tồn tại của mình - tờ Financial Times kết luận.

Có thể bạn quan tâm
Lao động nhập cư Tajikistan ồ ạt rời khỏi Nga sau vụ tấn công nhà hát ở Moscow

Lao động nhập cư Tajikistan ồ ạt rời khỏi Nga sau vụ tấn công nhà hát ở Moscow

20:00 30/03/2024

Ngày 30/3, Bộ Lao động, Nhập cư và và Việc làm Tajikistan cho biết có sự gia tăng đột biến số lao động nhập cư rời Nga về Tajikistan sau vụ tấn công nhà hát Crocus City Hall gần thủ đô Moskva hôm 22/3.

Căng thẳng Israel-Palestine thêm ‘nóng’

Căng thẳng Israel-Palestine thêm ‘nóng’

09:00 07/08/2023

Các vụ xả súng từ thành phần cực đoan từ cả hai phía đang khiến tình hình Israel-Palestine trở nên ngày một căng thẳng.

Tổng thống Nga Putin chính thức đặt chân vào cuộc đua tranh cử, gửi lời cảm ơn tổ chức này

Tổng thống Nga Putin chính thức đặt chân vào cuộc đua tranh cử, gửi lời cảm ơn tổ chức này

10:30 19/12/2023

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức đệ trình tất cả những giấy tờ cần thiết lên Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) để tái tranh cử vị trí lãnh đạo đất nước vào năm 2024.

Sau gần nửa thế kỷ, tàu chiến Nga lần đầu cập cảng Bangladesh

Sau gần nửa thế kỷ, tàu chiến Nga lần đầu cập cảng Bangladesh

17:40 12/11/2023

Một phân đội tàu Nga gồm 2 tàu chống ngầm cỡ lớn mang tên Đô đốc Tributs và Đô đốc Panteleev cùng tàu chở dầu Pechenga thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã cập cảng Chittagong của Bangladesh - động thái đánh dấu việc các tàu Nga lần đầu tiên đến Bangladesh sau gần nửa thế kỷ.

Gắn kết kiều bào, giữ gìn và phát huy tiếng Việt

Gắn kết kiều bào, giữ gìn và phát huy tiếng Việt

07:40 03/09/2023

Bảo tồn, lan tỏa và trao truyền tiếng Việt đang được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương đẩy mạnh nhằm khích lệ lòng tự tôn dân tộc, khơi gợi tình yêu quê hương đất nước và nâng cao năng lực ngôn ngữ Việt, đặc biệt với thế hệ kiều bào trẻ.

Tình hình Ukraine: Nga nói bắn rơi Su-25, Kiev nêu động cơ phá đập Kakhovka của Moscow

Tình hình Ukraine: Nga nói bắn rơi Su-25, Kiev nêu động cơ phá đập Kakhovka của Moscow

08:10 12/06/2023

Nga-Ukraine trao đổi gần 200 người, quan chức Italy nhận định về khả năng Kiev gia nhập NATO là một số diễn biến mới nhất về tình hình Ukraine.

Algeria gửi viện trợ nhân đạo khẩn cấp tới Libya, sẵn sàng giúp đỡ Morocco sau thảm họa động đất nhưng bị ‘khước từ’

Algeria gửi viện trợ nhân đạo khẩn cấp tới Libya, sẵn sàng giúp đỡ Morocco sau thảm họa động đất nhưng bị ‘khước từ’

12:10 13/09/2023

Ngày 12/9, Văn phòng Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune cho biết, Algiers đã cử 8 máy bay vận chuyển viện trợ nhân đạo tới Libya sau trận lũ lụt lớn càn quét khu vực miền Đông nước này.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên thăm Papua New Guinea

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên thăm Papua New Guinea

04:30 23/07/2023

Ông Lloyd Austin sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm quốc đảo Papua New Guinea trong chuyến công du lần thứ 8 của ông tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Israel nêu khả năng 'đánh thẳng vào Iran'

Israel nêu khả năng 'đánh thẳng vào Iran'

16:50 10/04/2024

Ngoại trưởng Israel nói nước này sẽ tấn công trực tiếp lãnh thổ Iran nếu Tehran có hành động tương tự, trong bối cảnh căng thẳng song phương gia tăng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra