TPO - Theo các chuyên gia, nguyên nhân các vụ ẩu đả xuất phát từ nhiều người tham gia giao thông trên đường chỉ muốn dành phần đi nhanh nhưng không nghĩ đến hậu quả. Khi va chạm, họ yếu kiềm chế cảm xúc dẫn đến hành xử “vô văn hóa”.
Ngày 18/2, Công an quận Bắc Từ Liêm cho biết đang xác minh vụ một tài xế ô tô bị đạp vào đầu khi mâu thuẫn trong việc giải quyết hậu quả va chạm giao thông tại garage VinFast Phạm Văn Đồng (Hà Nội).
Ngoài vụ việc nêu trên, thời gian gần đây, lực lượng chức năng trên toàn quốc đã khởi tố, bắt tạm giam nhiều đối tượng có hành vi “bạo lực" sau va chạm giao thông. Những vụ việc này không chỉ gây hậu quả cho các bên liên quan mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự và tạo sự bất an trong xã hội; khiến người dân lo lắng khi tham gia giao thông, đồng thời, làm gia tăng áp lực lên hệ thống pháp luật, tốn nhiều thời gian và nguồn lực.
Theo các chuyên gia và luật sư, nguyên nhân các vụ ẩu đả xuất phát từ nhiều người tham gia giao thông trên đường chỉ muốn dành phần đi nhanh nhưng không nghĩ đến hậu quả. Khi va chạm, họ yếu kiềm chế cảm xúc dẫn đến hành xử “vô văn hóa”. Để giải quyết tình trạng bạo lực sau va chạm giao thông, các chuyên gia cho rằng cần có sự phối hợp của nhiều bên, từ cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng chức năng đến người dân và các tổ chức xã hội.
![]() |
Đối tượng Quách Minh Nhựt (áo đen bên phải) bị đề nghị truy tố vì đánh một người đàn ông thương tích sau va chạm giao thông tại TPHCM. |
Làm gì để giữ bình tĩnh khi xảy ra va chạm?
Trao đổi với PV Tiền Phong, Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu (Chuyên gia tội phạm học) cho hay, những vụ “bạo lực” sau va chạm giao thông gần đây rất đáng báo động. Có những vụ va chạm nhỏ nhưng là chất “xúc tác”, “kích động” người trong cuộc đi đến xô xát.
Bên cạnh đó, không ít vụ đánh nhau trên đường phố liên quan đến người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu bia. Họ bị mất kiểm soát do chất kích thích, khả năng kiềm chế.
Từ ba vụ điển hình cảnh sát đã khởi tố bị can ở trên, Thượng tá Đào Trung Hiếu khuyên người dân tham gia giao thông khi xảy ra va chạm việc trước tiên là kiểm soát cảm xúc. Nên hít thở sâu, đếm số thứ tự, làm như vậy có tác dụng giữ cho nhịp tim ổn định sẽ bình tĩnh trở lại.
“Tiếp theo, giữa các bên xảy ra va chạm lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, tôn trọng lẫn nhau, thể hiện sự quan tâm đến tình trạng con người, phương tiện trước. Những hành động này có thể làm nguội cái đầu nóng, rồi mới thương lượng giải quyết hậu quả", Thượng tá Đào Trung Hiếu nói.
![]() |
Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu. |
Vị chuyên gia cũng lưu ý, trong trường hợp đối phương bị kích động, đe dọa sử dụng vũ lực, người trong cuộc có thể áp dụng biện pháp nhún nhường "một điều nhịn chín điều lành", sau đó mời lực lượng chức năng đến giải quyết theo quy định của pháp luật. Với đối tượng có hung khí nguy hiểm như dao, gậy gộc, thì cần áp dụng biện pháp phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Hình sự, người bị uy hiếp được quyền chống trả lại một cách cần thiết để ngăn chặn hành vi tấn công nguy hiểm.
Luật sư Hoàng Trọng Giáp, Giám đốc Công ty Luật Hoàng Sa – Đoàn luật sư Hà Nội cho hay, ở góc nhìn văn hóa xã hội, khi va chạm giao thông người nào cảm thấy mình sai nên chủ động xin lỗi sẽ xoa dịu căng thẳng.
Tuy nhiên, nhìn nhận về vấn nạn “bạo lực” giao thông ở Việt Nam, luật sư Giáp đánh giá một bộ phận người ích kỷ, cái tôi cá nhân cao và cảm xúc không được khống chế tốt thì “việc chủ động mở lời xin lỗi” rất khó.
Luật sư Giáp đánh giá cao lực lượng chức năng các địa phương thời gian qua đã nhanh chóng có biện pháp xử lý, ra quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm với nhiều đối tượng “quá khích”. Theo luật sư, lực lượng chức năng cần "mạnh tay" hơn, cơ quan báo chí, mạng xã hội phải tuyên truyền nhiều hơn nữa về pháp luật quy định các chế tài phạt người hành vi dùng "nắm đấm” giải quyết mâu thuẫn trên đường.
"Hiện những vụ “ẩu đả” từ tham gia giao thông bị cơ quan chức năng khởi tố theo tội “Cố ý gây thương tích”; “Gây rối trật tự công cộng" hay tội "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác". Nếu không “mạnh tay” xử lý, không tích cực tuyên truyền về trách nhiệm pháp lý trong tương lai sẽ có nhiều trường hợp va chạm giao thông nhỏ dẫn đến hành vi nghiêm trọng hơn" - luật sư nêu quan điểm.
Sau bê bối trốn nghĩa vụ quân sự vào giữ tháng 2, Vương Đại Lục tiếp tục vướng vòng lao lý với tội danh cố ý giết người.
Hà Nội - Nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, vốn đầu tư gần 2.400 tỉ đồng bắt đầu được triển khai xây...
TAND TP.HCM sẽ xét xử cựu chủ tịch tỉnh An Giang và 43 bị cáo trong vụ án khai thác cát lậu vào ngày 24-3.
Nam thanh niên xông lên xe buýt, dùng tay và chân đánh tới tấp tài xế trước sự chứng kiến của nhiều hành khách đã bị lực lượng công an bắt giữ để điều tra hành vi “Gây rối trật tự công cộng” và “Cố ý gây thương tích”.
'Sao cái gì bất lợi là bị cáo cũng nói không biết thế? Cáo trạng nêu rất nhiều lần cảnh báo, kiểm tra liên tục, bị cáo nhiều lần không chấp hành...Xây xong là hết trách nhiệm à?', Chủ tọa gay gắt truy vấn khi bị cáo liên tục trả lời 'không biết'.
Hơn 200 cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều lực lượng đồng loạt triển khai triệt phá xưởng sản xuất ma túy có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Cảnh sát thu giữ 1,4 tấn ketamin có độ tinh khiết cao, gần 80 tấn hóa chất và bắt giữ 11 đối tượng liên quan.
Được anh trai tin tưởng ủy quyền thực hiện thủ tục đất đai, Hải liên tục lừa vợ chồng anh trai, chiếm đoạt số tiền hơn 2,8 tỷ đồng để trả nợ
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kê biên 1.440 bất động sản, phong tỏa 43 tài khoản/sổ tiết kiệm liên quan đến Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu 'Pháo'), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn. Đồng thời, cơ quan chức năng thu giữ 534 lượng vàng SJC, 118 tỉ đồng và hàng triệu USD từ các bị can khác.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 3 đối tượng trú ở thị xã Ba Đồn do có hành vi đánh người trọng thương, gây náo loạn tại một quán bar lúc nửa đêm.