Cơ quan nhân sự chính phủ Mỹ nói việc phản hồi thư báo cáo công việc cho Elon Musk là "tự nguyện", không làm cũng không bị coi là từ chức.
"Chiều nay, trong cuộc họp với Hội đồng Các lãnh đạo Nhân sự, Văn phòng Quản lý Nhân sự Chính phủ Mỹ (OPM) đã thông báo rõ rằng việc các nhân viên liên bang phản hồi email từ OPM là tự nguyện. OPM cũng nói rõ nếu không phản hồi cũng không bị coi là từ chức", Hill ngày 24/2 dẫn lại thông báo của OPM.
Các nguồn tin của NBC cho biết đối với những email phản hồi đã nhận được, Ban Hiệu suất Chính phủ Mỹ (DOGE) sẽ đưa chúng vào Mô hình Ngôn ngữ lớn (LLM), hệ thống AI tiên tiến xem xét lượng lớn dữ liệu văn bản để hiểu, tạo và xử lý ngôn ngữ của con người. Hệ thống AI sẽ xác định xem phần việc của một người có quan trọng đối với nhiệm vụ hay không.
OPM trước đó gửi email cho nhân viên các cơ quan chính phủ, yêu cầu liệt kê 5 việc đã làm được trong tuần qua và phải phản hồi trước 23h59 ngày 24/2. Tỷ phú Elon Musk, lãnh đạo DOGE, cảnh báo trên X rằng những người không phản hồi sẽ bị coi như từ chức, dù trong email của OPM không đề cập đến lời đe dọa này.
Loạt cơ quan chính phủ như Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao, Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) và các cơ quan tình báo đã đề nghị nhân viên không phản hồi email từ OPM. Các cơ quan nhấn mạnh nhân viên của họ không có nghĩa vụ báo cáo công việc cho tỷ phú Musk và nếu cần, các cơ quan sẽ đại diện tất cả nhân viên phản hồi email.
Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump ngày 24/2 lên tiếng bảo vệ động thái của ông Musk, cho rằng đây là hành động rất khôn ngoan.
"Chúng tôi đang cố tìm hiểu xem mọi người có đang làm việc hay không, nên chúng tôi gửi cho mọi người email 'Vui lòng cho biết bạn đã làm gì vào tuần trước'. Nếu mọi người không phản hồi, rất có thể là mọi người không làm việc", ông Trump nói với các phóng viên tại Phòng Bầu dục.
Ông Musk trước đó cũng khen ngợi nhiều nhân viên đã có phản hồi tốt, thêm rằng yêu cầu báo cáo công việc từ OPM nhằm mục đích phát hiện gian lận từ những người không làm bất cứ công việc nào.
Tỷ phú Musk đang giữ vai trò "nhân viên chính phủ đặc biệt", tác động đến quá trình sa thải hàng nghìn nhân viên liên bang và đóng cửa các cơ quan mà không cần quốc hội Mỹ phê duyệt. Ông nhắm tới mục tiêu cắt giảm 1.000 tỷ USD chi tiêu liên bang cùng với nhóm 100 chuyên gia của mình.
Ngọc Ánh (Theo Hill, Washington Post, ABC News)
Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.
Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.
Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.
Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.
Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.