Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Thái Lan và Myanmar đang khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại, để xác minh thông tin về nhân thân của công dân Việt Nam.
Tại họp báo thường kỳ chiều 27-2, trả lời câu hỏi có công dân Việt Nam trong số khoảng 7.000 công dân nước ngoài đã được giải cứu khỏi các băng nhóm lừa đảo ở Myanmar hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
"Theo thông tin nhận được, các cơ quan chức năng Myanmar đang tạm giữ nhiều công dân nước ngoài, trong đó có công dân Việt Nam, sau khi truy quét các cơ sở lừa đảo trực tuyến dọc biên giới giữa Thái Lan và Myanmar. Con số cụ thể chúng tôi đang tìm hiểu thêm".
Bà Hằng thông tin thêm Bộ Ngoại giao đang phối hợp cùng Bộ Công an về vụ việc này, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Thái Lan và Myanmar khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh thông tin về nhân thân của công dân Việt Nam, kịp thời có biện pháp bảo hộ công dân, hỗ trợ công dân cần thiết.
Liên quan đến hợp tác giữa các nước trong khu vực, người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho hay trong thời gian qua, các cơ quan chức năng Việt Nam hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng các nước để điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài, theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam và pháp luật sở tại.
"Chúng tôi cho rằng những hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã, đang và sẽ theo dõi sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết, kịp thời với công dân Việt Nam là nạn nhân của vụ việc", bà khẳng định.
Trước đó, Đài NHK dẫn lời Lực lượng biên phòng bang Karen (BGF, do quân đội Myanmar hậu thuẫn) cho biết nhóm này đã giải cứu tổng cộng 7.141 người nước ngoài khỏi các trung tâm lừa đảo kể từ tháng 1-2025.
Trong số những nạn nhân được giải cứu có 4.860 người từ Trung Quốc, 572 người từ Việt Nam, 526 người từ Ấn Độ, 430 người từ Ethiopia cùng hàng chục công dân các nước khác.
Hiện BGF đang tạm giữ để bảo vệ toàn bộ những công dân nước ngoài trên và đang làm việc với phía Thái Lan, cũng như kêu gọi các nước hỗ trợ công tác hồi hương. BGF sẽ tiếp tục hoạt động truy quét các trung tâm lừa đảo này trong thời gian tới.
Sau hơn 1 tuần xét xử, sáng 26/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã giảm án phạt cho 50 bị cáo trong vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán”, xảy ra tại Tập đoàn FLC.
Ngày 30/6, các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk đã tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Theo cơ quan khí tượng, do mưa lớn , một số tuyến phố ở Hà Nội có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu từ 20 - 40cm.
Không xuất phát từ ngành công nghệ thông tin, nhưng Trần Quốc Việt và Trần Hùng - hai thủ khoa đầu ra của FPT Aptech năm 2025 đã chứng minh rằng đam mê, sự kiên trì và môi trường học phù hợp có thể giúp bất kỳ ai chuyển mình thành công với ngành lập trình.
An Giang - Công bố quyết định điều động, bố trí chỉ huy và cán bộ đảm nhiệm công tác tại Công an Đặc khu Phú Quốc .
Hòa Bình - Một hố sụt sâu bất ngờ xuất hiện giữa ruộng ở xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn, Hòa Bình) khiến người dân lo lắng, chính quyền lập tức...
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
Các đơn vị bắt đầu vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền địa phương 2 cấp gồm công an các xã Bắc Gianh, Tuyên Hoá, Minh Hoá, Phú Trạch, Phong Nha, Trường Sơn và Lệ Thuỷ. Đây là sự chuẩn bị kịp thời, đặc biệt quan trọng để Công an tỉnh Quảng Bình tự tin chuyển đổi sang mô hình mới vào ngày 1/7 theo lộ trình cải cách bộ máy hành chính, đảm bảo thông suốt, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho nhân dân. Công an tỉnh Quảng Bình lựa chọn thử nghiệm việc...
Cơ quan chức năng nhận định việc bao bì nước mắm bị vứt bỏ không phải do công ty sản xuất mà nhiều khả năng do đối tác phân phối không tiêu thụ được và tự ý xử lý không đúng quy định.