Trong nhiệm kỳ này, Thành ủy TP HCM đã thay đổi ba phó bí thư và lãnh đạo các ban, trong khi khối chính quyền đã hai lần thay đổi Chủ tịch UBND thành phố, lập 7 sở mới.
So với đầu nhiệm kỳ, Ban chấp hành, Ban Thường vụ và lãnh đạo các ban của Thành ủy TP HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 có nhiều thay đổi. Trong đó, Thường trực Thành ủy thành phố đã thay đổi ba phó bí thư, lãnh đạo các ban và Chánh văn phòng thành ủy cũng thay đổi. Đặc biệt, thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18, Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận đã được hợp nhất thành Ban Tuyên giáo và Dân vận.
Đứng đầu Đảng bộ TP HCM là Bí thư Nguyễn Văn Nên. Ông nhận chức Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2020-2025 vào tháng 10/2020 với cam kết sẽ huy động mọi nguồn lực để xây dựng TP HCM ngày càng phát triển. Hiện, thành phố còn khoảng 8 tháng nữa để thực hiện các nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ TP HCM khóa XI đặt ra.
Lãnh đạo chủ chốt và các ban Đảng Thành ủy nhiệm vừa được hoàn thiện, gồm 10 thành viên với ba nữ, chiếm tỷ lệ 30%, cao hơn 20% so với đầu nhiệm kỳ. Trẻ nhất là Chánh văn phòng Thành ủy Phạm Hồng Sơn (44 tuổi).
Việc HĐND TP HCM bầu Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Được vào kỳ họp thứ 21, ngày 20/2 và UBND thành phố bổ nhiệm 7 giám đốc sở sau sắp xếp đã giúp kiện toàn bộ máy chính quyền TP HCM nhiệm kỳ 2021-2026.
Trong số 22 thành viên của bộ máy sau kiện toàn, có 5 nữ, chiếm tỷ lệ 22,7%. Trong đó, trẻ nhất là ông Lâm Đình Thắng, 44 tuổi và lớn tuổi nhất là Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan, 60 tuổi.
So với đầu nhiệm kỳ, tỷ lệ nữ trong bộ máy của chính quyền TP HCM chiếm 22,7%, tăng một người. Tuy nhiên, do nhân sự giảm sau tinh gọn nên so với tổng số thành viên đầu nhiệm kỳ (26 người) thì tỷ lệ nữ cuối nhiệm kỳ tăng vọt, với tỷ lệ nữ đầu nhiệm kỳ chỉ gần 15,4%.
2025 là năm TP HCM phải "chạy nước rút" để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra của nhiệm kỳ và các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ TP HCM khóa XI. Năm nay, TP HCM đặt mục tiêu giải ít nhất 95% tổng vốn đầu tư công trong hơn 84.100 tỷ đồng được Thủ tướng giao. Đây là chỉ tiêu nhiều thách thức trong bối cảnh nhiều năm qua tốc độ giải ngân đầu tư công ở TP HCM không như kỳ vọng.
Thành phố đang triển khai kế hoạch di dời nhà ven kênh với mục tiêu hơn 5.000 căn và triển khai các dự án lớn như: tuyến metro Bến Thành - Tham Lương (metro số 2), cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Trung tâm tài chính quốc tế, khép kín Vành đai 2, hoàn thành Vành đai 3...
Đô thị lớn nhất nước cũng đang có nhiều dự án vướng mắc, tồn đọng cần tháo gỡ; vấn đề kẹt xe, ngập, ô nhiễm môi trường nhiều năm chưa thể giải quyết...
Đứng đầu bộ máy chính quyền TP HCM là ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi. Ông là chủ tịch thứ ba trong nhiệm kỳ này, hai người tiền nhiệm là ông Nguyễn Thành Phong (24/6/2021-24/8/2021) và ông Phan Văn Mãi (24/8/2021-20/2/2025).
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được có 5 cấp phó gồm các ông: Dương Ngọc Hải, 58 tuổi (thường trực); Võ Văn Hoan, 60 tuổi; Bùi Xuân Cường, 50 tuổi; Nguyễn Văn Dũng, 53 tuổi; và bà Trần Thị Diệu Thúy, 48 tuổi.
Thường trực UBND TP HCM
16 cơ quan chuyên môn của TP HCM sau sắp xếp
Đầu nhiệm kỳ, TP HCM đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm là 8%, kinh tế số đóng góp khoảng 25% đến năm 2025, 40% đến năm 2030 trong GRDP của thành phố. GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2025 đạt 8.500 USD/người. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 7%/năm.
Tuy nhiên, việc thực hiện các mục tiêu đề ra gặp nhiều thách thức bởi TP HCM là nơi ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19 với 4 tháng bị phong tỏa. Ngay sau đó, khi đại dịch được kiểm soát, thì thế giới có nhiều biến động, với đặc điểm nền kinh tế mở, TP HCM ảnh hưởng gần như đầu tiên và bị tác động mạnh mẽ khiến nhiều chỉ số không được như kỳ vọng.
Nội dung: Lê Tuyết
Đồ họa: Hoàng Chương - Hoàng KhánhẢnh: Quỳnh Trần
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố bị can với 3 cán bộ của xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín để điều tra về hành vi nhận hối lộ. Các bị can gồm: Nguyễn Xuân Phiến, Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Văn Phích, Phó Chủ tịch UBND xã; Trần Thị Thu Trang, cán bộ địa chính. Còn Nguyễn Văn Thăng, Trưởng cụm dân cư số 5 xã Tự Nhiên bị điều tra về hành vi môi giới hối lộ. Theo cơ quan điều tra, từ tháng 11/2024 đến nay, 3 bị can trên có...
Đêm 11-5, Nga đã phóng 108 drone vào Ukraine và tấn công cơ sở hạ tầng đường sắt khiến tài xế tàu chở hàng bị thương.
Trà Vinh - Hơn 150 cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN Long Đức được tuyên truyền về BHXH.
Quảng Trị - Lập lán và ăn ở giữa rừng Vĩnh Ô, vàng tặc được một số người dân được cho là 'chủ mỏ' cung cấp lương thực và các loại nhiên liệu để khai thác vàng trái phép.
Khu Di tích Lịch sử Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (1946-1947) được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia và trở thành điểm tham quan với du khách trong ngoài nước.
Sáng 28/4, nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng nhớ Người tại Nhà 67 trong khuôn viên Phủ Chủ tịch.
Ngày 9/5, trong khuôn khổ tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp với Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
Khói lửa bùng lên tiệm điện lạnh ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, người đàn ông 33 tuổi mắc kẹt, tử vong.
Mundo Obrero ca ngợi sau 50 năm thống nhất đất nước và 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cho thấy tầm nhìn của một quốc gia đã biến những vết sẹo chiến tranh thành nền tảng của sự tiến bộ.