TPO - "Việc nghiên cứu định hướng bỏ cấp hành chính trung gian – cấp huyện là một bước đi phù hợp với xu thế cải cách bộ máy Nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đây là một chủ trương lớn, có tác động sâu rộng đến hệ thống chính quyền địa phương, nên việc triển khai cần được cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm cũng như quy mô thực hiện”, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội trao đổi với Tiền Phong.
Bỏ cấp huyện là một bước đi phù hợp
Kết luận số 126 của Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian - cấp huyện. Theo ông, thời điểm và quy mô nên thực hiện ra sao?
Việc nghiên cứu định hướng bỏ cấp hành chính trung gian – cấp huyện là một bước đi phù hợp với xu thế cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đây là một chủ trương lớn, có tác động sâu rộng đến hệ thống chính quyền địa phương, nên việc triển khai cần được cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm cũng như quy mô thực hiện.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội. |
Về thời điểm, tôi nghĩ cần có lộ trình phù hợp, tránh nóng vội nhưng cũng không thể trì hoãn quá lâu. Thời gian tới, cả nước sẽ tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Do đó, việc nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng trong giai đoạn này rất cần thiết.
Nếu có sự đồng thuận cao và điều kiện chín muồi, có thể triển khai thí điểm ở một số địa phương có điều kiện thuận lợi trước, từ đó rút kinh nghiệm, hoàn thiện mô hình rồi mới mở rộng phạm vi thực hiện.
Đối với các đô thị lớn, có mật độ dân số cao, kinh tế phát triển mạnh, việc trực tiếp quản lý từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường có thể khả thi hơn. Tuy nhiên, ở những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, việc duy trì cấp huyện có thể vẫn cần thiết để đảm bảo hiệu quả quản lý, nhất là trong cung cấp dịch vụ công.
Tiết kiệm đáng kể ngân sách Nhà nước
Theo ông, việc tổ chức chính quyền 3 cấp, bỏ cấp huyện có ý nghĩa như thế nào trong tiết kiệm chi ngân sách, mở rộng dư địa phát triển, xóa bỏ rào cản, chậm trễ trong thực hiện các chính sách ở địa phương?
Việc tổ chức chính quyền theo mô hình 3 cấp, bỏ cấp huyện có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt trong việc tiết kiệm ngân sách, mở rộng dư địa phát triển và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ở địa phương.
Trước hết, về mặt tài chính, việc tinh gọn bộ máy hành chính đồng nghĩa với việc giảm bớt biên chế, cắt giảm các khoản chi thường xuyên cho bộ máy cấp huyện, từ đó tiết kiệm đáng kể ngân sách Nhà nước. Số tiền này có thể được tái đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng hơn như giáo dục, y tế, hạ tầng hoặc chuyển vào các chương trình an sinh xã hội, trực tiếp phục vụ đời sống người dân.
Mặt khác, mô hình chính quyền 3 cấp sẽ giúp mở rộng không gian phát triển cho các địa phương. Khi bỏ cấp huyện, chính quyền cấp tỉnh sẽ trực tiếp quản lý cấp xã, phường, từ đó có thể ra quyết định nhanh hơn, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính, giảm bớt tình trạng chồng chéo, trì trệ trong bộ máy. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
![]() |
Bên cạnh đó, việc xóa bỏ cấp huyện cũng giúp loại bỏ một số rào cản trong quản lý nhà nước. Hiện nay, một số chính sách khi triển khai xuống cơ sở thường phải qua nhiều cấp trung gian, gây chậm trễ và làm giảm hiệu quả thực hiện. Nếu cấp tỉnh có thể trực tiếp chỉ đạo cấp xã, việc thực thi chính sách sẽ nhanh hơn, minh bạch hơn, và tránh được tình trạng phân tán trách nhiệm giữa các cấp chính quyền.
Tuy nhiên, để mô hình này thực sự phát huy hiệu quả, cần có một lộ trình rõ ràng và giải pháp đồng bộ. Việc phân quyền, phân cấp hợp lý giữa tỉnh và xã là rất quan trọng để tránh tình trạng quá tải hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Đồng thời, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, xây dựng chính quyền điện tử để đảm bảo việc quản lý được thực hiện thông suốt, hiệu quả.
Ngoài ra, cần phải có phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức một cách hợp lý, tránh tình trạng dư thừa nhân lực hoặc gây xáo trộn lớn trong bộ máy hành chính.
Làm gì để cấp xã mạnh hơn?
Khi bỏ cấp huyện, yêu cầu đặt ra với cấp xã sẽ rất lớn, vậy cần phải làm gì để cấp cơ sở thực sự mạnh hơn?
Rõ ràng, khi bỏ cấp huyện, yêu cầu đặt ra đối với cấp xã sẽ rất lớn, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Để cấp xã thực sự mạnh hơn, đáp ứng tốt nhiệm vụ trong mô hình quản lý mới, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ về tổ chức bộ máy, đào tạo nhân lực và ứng dụng công nghệ.
Trước hết, tôi nhận thấy cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Khi không còn cấp huyện, chính quyền xã sẽ phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ hơn, yêu cầu về năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cũng cao hơn.
Vì vậy, chúng ta cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng bài bản, giúp cán bộ cấp xã không chỉ nắm vững kiến thức pháp luật, quản lý hành chính mà còn có kỹ năng điều hành, xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương một cách hiệu quả.
![]() |
Bỏ cấp huyện, cần nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ, công chức cấp xã (Ảnh minh họa) |
Bên cạnh đó, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy cấp xã cũng cần được thực hiện theo hướng chuyên nghiệp hóa. Điều này có nghĩa là cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí, tránh tình trạng một cán bộ phải đảm nhiệm quá nhiều công việc ngoài chuyên môn. Đồng thời, cần có cơ chế thu hút nhân tài về làm việc tại cấp xã, tạo động lực để đội ngũ cán bộ có năng lực gắn bó lâu dài với địa phương.
Khi cấp huyện không còn, nhiều thủ tục, quy trình sẽ được xử lý trực tiếp giữa tỉnh và xã, đòi hỏi hệ thống hành chính điện tử phải được vận hành trơn tru. Việc số hóa dữ liệu, triển khai các nền tảng công nghệ giúp giảm tải áp lực cho cán bộ, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận dịch vụ công...
Xem xét yếu tố đặc thù
Đối với một số thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM, nên xem xét đến yếu tố đặc thù hay vẫn có thể áp dụng như các tỉnh, thành khác, thưa ông?
Đối với một số thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM, việc xem xét yếu tố đặc thù rất quan trọng. Mặc dù chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính hướng đến sự thống nhất trong quản lý Nhà nước, nhưng với những đô thị đặc biệt này, tôi nghĩ rằng cần có những cơ chế linh hoạt thay vì áp dụng máy móc như các tỉnh, thành khác.
Thành phố Hà Nội và TPHCM là hai đô thị có quy mô dân số, kinh tế và tốc độ phát triển vượt trội so với các địa phương khác. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công và giải quyết các vấn đề đô thị cũng phức tạp hơn nhiều. Nếu bỏ cấp huyện mà không có phương án thay thế phù hợp, có thể gây ra tình trạng quá tải cho chính quyền cấp xã, phường, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ người dân.
Bên cạnh đó, việc tổ chức lại bộ máy hành chính tại các thành phố lớn cần phải gắn liền với quy hoạch đô thị và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, với Hà Nội và TPHCM, có thể cân nhắc mô hình chính quyền đô thị theo hướng phân cấp mạnh hơn cho các quận, phường, thay vì áp dụng chung một cách với các tỉnh khác. Việc này không chỉ giúp nâng cao tính tự chủ, năng động của chính quyền đô thị mà còn tạo điều kiện để quản lý theo đặc thù của từng khu vực trong thành phố.
Ngoài ra, tôi nhận thấy, yếu tố công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải tổ bộ máy hành chính. Với hạ tầng công nghệ thông tin phát triển, Hà Nội và TPHCM hoàn toàn có thể áp dụng mô hình quản lý đô thị thông minh, giúp tinh giản bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều hành. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hệ thống dữ liệu, nền tảng số cũng như nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức.
Chen Zhao, chủ một studio thư pháp (ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) bắt đầu học môn nghệ thuật truyền thống từ 5 tuổi. Khi lớn lên, Chen càng trở nên say mê với loại hình nghệ thuật này, cha mẹ anh thường bảo rằng anh không nên trông chờ vào nghề thư pháp để kiếm sống, Changjiang Daily đưa tin. Chen cho biết, anh đã tranh cãi với bố mẹ về việc chọn trường đại học và ngành học để đăng ký sau khi tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia ở...
Ngày 3/4, UBND tỉnh Bình Định cho biết đã có thông báo về việc phân công lãnh đạo UBND tỉnh theo dõi và lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Những hình ảnh vệ tinh gần đây đã tiết lộ các chi tiết mới về thiết bị quân sự của Nga đang được bố trí tại cảng Tartus ở Syria.
Trong phiên tòa xét xử vụ cháy chung cư mini 9 tầng ở phố Khương Hạ, nhiều bị hại bức xúc về thái độ, trách nhiệm bồi thường của các bị cáo.
Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025) đã đến rất gần, và thành phố Đông Hà những ngày này đã phủ kín những băng rôn, khẩu hiệu, cờ phướn về giải đấu, sẵn sàng cho ngày hội lớn.
XSDNA 29/3. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay 29/3/2025 được quay thưởng vào lúc 17h15 bởi Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Đà Nẵng. Kết quả các giải thưởng XSDNA 29/3/2025 được công bố lần lượt từ giải nhất đến giải tám, cuối cùng là giải đặc biệt. XSDNA 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay 29/3/2025 - Xổ số Đà Nẵng thứ 7 ngày 29/3/2025 Xem lại KQXSDNA các kỳ trước - XSDNA 26/3/2025 - XSDNA 22/3/2025 - XSDNA 19/3/2025 - XSDNA 15/3/2025...
Có 26 cán bộ, công chức, viên chức thuộc 7 đơn vị ở Thanh Hóa có sai phạm trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính bị xử lý kỷ luật.
Bảo mẫu ở Tiền Giang liên tục dùng tay đánh vào đầu, vào mặt bé gái trong giờ ngủ, sau đó nắm tay xách ngược bé ném qua một bên.
Tiếng Việt khiến nhiều người bối rối khi viết vì nhiều chữ được phát âm giống nhau. Không ít người lúng túng, không biết phải viết 'giỏi giang' hay 'giỏi dang' mới đúng chính tả. Từ này thường dùng để miêu tả người có tài năng, thông minh, khéo léo và thành công trong công việc hoặc các lĩnh vực khác. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời ở box bình luận bên dưới. Đáp án câu hỏi trước: 'Trạm sá' hay 'trạm xá'? 'Trạm sá' là từ...