Thấm nhuần tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, trong chặng đường lịch sử, Quảng Ninh đã chú trọng xây dựng, phát triển văn hóa, con người mang đặc trưng riêng, coi đây là sức mạnh nội sinh, là nguồn lực cho sự phát triển nhanh, bền vững để hướng tới mục tiêu “xuất khẩu văn hóa”.
Sản phẩm du lịch từ chất liệu văn hoá độc, lạ
Văn hóa Quảng Ninh là sự kết hợp của các yếu tố: Văn hóa biển, văn hóa công nhân mỏ với truyền thống “kỷ luật và đồng tâm”, văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số và văn hóa đồng bằng sông Hồng tạo nên sự đa dạng trong thống nhất.
Địa phương hiện “sở hữu” hệ thống hơn 600 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được bảo tồn, là “thỏi nam châm” thu hút khách du lịch.
Ví dụ như huyện Bình Liêu từ 1 huyện nghèo khó với 96% đồng bào dân tộc thiểu số, đã bứt phá vươn lên trở thành một huyện có nhiều tiềm năng về kinh tế, trong đó du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.
Những sản phẩm du lịch được xây dựng từ chất liệu văn hóa “độc, lạ” của địa phương đã tạo ấn tượng với du khách. Tiêu biểu như: Ngày hội Kiêng gió, Hội hát Soóng Cọ, lễ hội đình Lục Nà, Hội hoa Sở, hội Mùa vàng...
Toàn huyện hiện còn 29 hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 62 triệu đồng/năm.
Ông Mạc Ngọc Điệp - Phòng Văn hóa huyện Bình Liêu – cho biết: “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa được cả hệ thống chính trị của huyện vào cuộc như quy định thứ 2 và thứ 6 hàng tuần duy trì việc mặc trang phục truyền thống dân tộc tại cơ quan, đơn vị. Huyện đã xây dựng 3 đề án bảo tồn phát huy văn hóa phong tục người Dao, Tày, Sán Chỉ, trong đó phục dựng nhiều phong tục đặc trưng của các dân tộc bản địa hướng đến hình thành các sản phẩm du lịch, điểm đến."
Văn hóa Quảng Ninh đồ sộ, nhưng phải biến thành nguồn lực
Giai đoạn 2018-2022, HĐND tỉnh ban hành 24 nghị quyết nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh. Chú trọng phát triển toàn diện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao với Bảo tàng, Thư viện tỉnh, Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh, Trung tâm Thể thao tỉnh… đưa Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm tổ chức sự kiện hàng đầu cả nước.
Ngày 17.9.2023, quần thể vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.
Quảng Ninh hiện đóng vai trò chủ trì, phối hợp với 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang xây dựng, hoàn thiện hồ sơ “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc” - hồ sơ đầu tiên của cả nước xây dựng trên phạm vi 3 tỉnh đề nghị UNESCO công nhận là Di sản thế giới...
Địa phương cũng chủ động sáng tạo, xây dựng nhiều lễ hội mới, tổ chức thường niên thành sản phẩm văn hóa riêng thu hút đông đảo người dân du khách như Carnaval Hạ Long, festival áo dài, các lễ hội xuân Yên Tử...
Ngày 26.9, tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Quảng Ninh nhận diện và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững”.
Đây là những cách làm cụ thể để Quảng Ninh hình thành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí được tổ chức ở trình độ cao, hướng tới “xuất khẩu văn hóa”, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.
Theo chiều ngược lại, khi những giá trị văn hóa được “xuất khẩu” và “sinh lời” thì công tác bảo tồn, gìn giữ sẽ càng được chú trọng và khẳng định được vai trò của mình như nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021: “Văn hóa còn, dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”.
PGS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện Trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa tại Quảng Ninh rất đồ sộ, nhưng làm thế nào để biến thành nguồn lực là cả một quá trình. Tôi hy vọng Quảng Ninh sẽ có một bước phát triển mới trên cơ sở nhận thức, tầm nhìn phát triển bền vững hiện đại để có thể làm giàu từ văn hóa”.
Chính phủ ban hành Nghị định số 43 ngày 28/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL). Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/3/2025, thay thế Nghị định số 01 ngày 16/1/2023 của Chính phủ. Theo đó, Bộ VHTTDL là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục - thể thao, du lịch, báo chí, phát thanh và truyền hình, thông tấn, xuất bản - in -...
Quảng Ninh - Sau nhiều năm tổ chức với quy mô cấp xã, Hội làng Bằng Cả đã được nâng cấp lên quy mô cấp thành phố theo đề án...
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ đề nghị kiểm tra, nhắc nhở hoạt động kinh doanh các bè nổi trên chợ nổi Cái Răng và xử lý nếu xảy ra vi phạm.
Tối 7/2, ông Trần Minh Chiến - Chủ tịch UBND TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết, đã có thông cáo báo chí liên quan vụ quán ăn Aroma Beach (đường Nguyễn Thiện Thuật, phường Tân Tiến, TP Nha Trang) bị tố 'chặt chém' khách Trung Quốc. Sau khi kiểm tra các tài liệu liên quan, đoàn kiểm tra xác định cơ sở kinh doanh của ông Hồ Văn Tâm có các vi phạm: Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa mà không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng...
Một quán ăn trên quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị khách tố 'chặt chém' khi bán 2 dĩa gà kho với giá 600.000 đồng.
Đoàn kiểm tra liên ngành của TP Nha Trang đã đến kiểm tra quán ăn bị tố chặt chém khách, tuy nhiên quán 'cửa đóng then cài', chủ quán cũng vắng mặt.
Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND TP Nha Trang đã đến làm việc với chủ quán Aroma Beach ở Nha Trang. Tuy nhiên đoàn không gặp được chủ quán này.
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1-2/2), cả nước có 8 tỉnh, thành phố đạt doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng.
Một quán cơm nằm trên quốc lộ 1, đoạn qua xã An Hiệp (huyện Tuy An, Phú Yên) bị khách tố “chặt chém”. Thậm chí khi khách thắc mắc, nhân viên quán này còn thách thức cho rằng ngày Tết không lì xì thì thôi sao lại so bì giá.