Cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn ở Đức đã kết thúc. Mối quan tâm lớn nhất hiện nay của nước Đức là việc chính phủ liên minh mới sẽ "thành hình" ra sao?
![]() |
Lãnh đạo CDU/CSU Friedrich Merz được tặng hoa chúc mừng sau chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức ngày 23/2. (Nguồn: EPA) |
Ngày 24/2, lãnh đạo liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Đức Friedrich Merz đã cam kết sớm thành lập chính phủ mới sau chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội trước đó một ngày, tuy nhiên, tiến trình đàm phán để thành lập chính phủ liên minh được dự đoán sẽ khó khăn.
Tin liên quan |
![]() |
Hãng truyền thông Đức DW đưa tin, theo kết quả sơ bộ bầu cử Quốc hội sớm, CDU/CSU về nhất với 29% số phiếu ủng hộ, đảng cực hữu "Sự lựa chọn vì nước Đức" (AfD) về thứ hai với 19,6%, tiếp theo là đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của đương kim Thủ tướng Olaf Scholz 16%, đảng Xanh 13,3%, đảng cánh tả Linke 8,6%, đảng Dân chủ Tự do (FDP) 4,9% và Liên minh Sahra Wagenknecht (BSW) cực tả 4,8%.
Kết quả bầu cử này có khả năng dẫn đến một chính phủ liên minh giữa khối bảo thủ của ông Merz và SPD của Thủ tướng Scholz.
Phát biểu trước báo giới, ông Merz đã để ngỏ ý định đàm phán với SPD để thành lập chính phủ liên minh, đồng thời đặt mục tiêu thành lập chính phủ mới trước dịp nghỉ Lễ Phục sinh.
Trong khi đó, cùng ngày, với thất bại nặng nề, Chủ tịch FDP Christian Lindner và quyền Tổng thư ký FDP Marco Buschmann đã tuyên bố từ chức để nhận trách nhiệm.
Ngoài ra, tối 23/2, Phó Chủ tịch FDP Wolfgang Kubicki cũng tuyên bố sẽ từ chức lãnh đạo đảng nếu FDP không vượt qua được mốc 5% để có ghế trong Quốc hội.
Ông Lindner là Chủ tịch FDP kể từ năm 2013. Tháng 11/2024, ông đã bị Thủ tướng Scholz cách chức Bộ trưởng Tài chính vì những mâu thuẫn không thể giải quyết về vấn đề ngân sách. Động thái này đã khiến chính phủ liên minh "đèn giao thông" cầm quyền tan rã, dẫn đến việc giải tán Quốc hội và bầu cử sớm trước 7 tháng so với dự kiến.
Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.
Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.
Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.
Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.
Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.