ASEAN khó 'né' ông Trump nhưng có phương thức hiệu nghiệm của riêng mình

11:45 17/02/2025

ASEAN đã chứng minh rằng dù tồn tại sự đa dạng và quan điểm khác nhau, đồng thuận vẫn là nguyên tắc cơ bản. ASEAN ổn định và thịnh vượng là tài sản cho hòa bình toàn cầu và phát triển kinh tế.

ASEAN khó 'né' ông Trump nhưng có 'phương thực giải hiệu nghiệm' của riêng mình
Đồng thuận vẫn được coi là nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Trong ảnh: Lãnh đạo các nước thành viên tại Hội nghị cấp cao ASEAN 44, tháng 10/2024 tại Lào. (Nguồn: VGP/Nhật Bắc)

Dấu ấn tuyệt vời "tuổi" 58

Bối cảnh địa chính trị hiện nay rất bất ổn, giống như các kiểu thời tiết khó lường. Khi Năm Rắn vừa bắt đầu, cộng đồng quốc tế phải vật lộn trước các ​​chính sách đáng ngạc nhiên từ cường quốc hàng đầu thế giới – Mỹ.

Tuy nhiên, điều này không ngăn cản ASEAN trong ngắn hạn và trung hạn xây dựng các lập trường chính sách để củng cố hòa bình và ổn định khu vực. Ở “tuổi” 58, ASEAN có dấu ấn tuyệt vời về các cách tiếp cận phi đối đầu, dựa trên khuôn khổ luật lệ và hệ thống của Liên hợp quốc.

Hai yếu tố chính ASEAN cần phải xem xét. Đầu tiên, sự trở lại của Tổng thống Donald Trump sẽ tác động sâu rộng đến trật tự toàn cầu. Chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết" ngày càng tăng cường của ông Trump đã tạo ra không ít căng thẳng ngoại giao, các mối đe dọa cũng như hình thành các biện pháp đối phó giữa các đồng minh và đối tác.

Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ phải đối mặt với các chính sách đối lập của Mỹ ở quy mô như vậy. Ông Trump đã cho thấy sẽ thực hiện các tuyên bố của mình. Do đó, ASEAN không được để bối cảnh bên ngoài chia rẽ nội khối.

Thứ hai, cho đến nay, ASEAN vẫn chưa phải là mục tiêu trực tiếp trong các chính sách của ông Trump, bao gồm cả việc tăng thuế quan hoặc các biện pháp kinh tế khác.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Mỹ có tiếp tục coi trọng mối quan hệ với ASEAN hay không. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump (2017–2021), quan hệ Mỹ-ASEAN không có nhiều điểm nhấn, vì vậy, không có lý do gì để mong đợi sự thay đổi trong cách tiếp cận của ông.

Khi trở lại nhiệm sở, trọng tâm của ông Trump là láng giềng cận kề, bao gồm Canada, Mexico và Mỹ Latinh. Nhưng chỉ trong vài ngày tiếp theo, các chủ thể bị nhắm đến còn bao gồm cả Trung Quốc và EU.

Đồng thuận là nguyên tắc cơ bản

Trong những tháng tới, cạnh tranh Trung-Mỹ sẽ thu hút sự chú ý của toàn cầu, có thể dẫn đến tái diễn cuộc chiến thương mại. Mọi hành động của hai cường quốc này đều sẽ gây ra hậu quả rộng lớn. Nguy cơ căng thẳng leo thang thành xung đột cũng không thể loại trừ.

Khả năng một trong hai bên áp dụng cách tiếp cận ít đối đầu hơn là rất thấp, bởi vì, Mỹ đang thúc đẩy các lợi ích cốt lõi của mình và mong muốn duy trì vị thế là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.

Ngoài căng thẳng Mỹ-Trung, những thách thức quan trọng khác sẽ định hình tương lai toàn cầu: Chuyển đổi số, nền kinh tế xanh, an ninh mạng, an ninh lương thực, năng lượng và sự thay đổi nhân khẩu học.

ASEAN khó 'né' ông Trump nhưng có 'phương thực giải hiệu nghiệm' của riêng mình
Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 19 tại Lào, ngày 11/10/2024. (Ảnh: Quang Hòa)

Cách tốt nhất để ASEAN giải quyết các vấn đề xuyên biên giới này là duy trì sự đoàn kết, đặc biệt là trong quan hệ với các cường quốc, bao gồm EU, ASEAN+3 và Nam bán cầu.

Mặc dù mục tiêu vẫn là hội nhập ASEAN liền mạch, nhưng sự hỗ trợ từ các đối tác đối thoại cũng quan trọng không kém trong việc đạt được các mục tiêu khu vực. Điều này “nói dễ hơn làm”.

Tuy nhiên, ASEAN đã chứng minh rằng, bất chấp sự đa dạng và quan điểm khác nhau, sự đồng thuận vẫn là nguyên tắc cơ bản. Một ASEAN ổn định và thịnh vượng là tài sản cho hòa bình toàn cầu và phát triển kinh tế.

Sức mạnh ngoại giao trong tổng thể đa cực

Trong một thế giới đa cực, ASEAN có thể thể hiện sức mạnh ngoại giao của mình. Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) ra đời năm 1976, vẫn là nền tảng cho cách tiếp cận ngoại giao của ASEAN. Các nguyên tắc của hiệp ước này - không sử dụng vũ lực, ra quyết định dựa trên sự đồng thuận và không can thiệp nội bộ của nhau - đã được công nhận rộng rãi.

Ngày nay, 55 quốc gia, đại diện cho một phần tư tổng số thành viên Liên hợp quốc, đã ký TAC, nêu bật vai trò của hiệp ước trong việc duy trì hòa bình và ổn định.

Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục định hướng sự hợp tác của ASEAN với các đối tác đối thoại trong các lĩnh vực như hợp tác hàng hải, phát triển bền vững, kết nối và kinh tế.

Vào thập kỷ tới, nền kinh tế ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, gia tăng ảnh hưởng của ASEAN đối với các vấn đề toàn cầu. Các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, chẳng hạn như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và các hội nghị ASEAN+1, phải được tận dụng hiệu quả hơn để thúc đẩy các vấn đề liên quan đến lợi ích chung.

ASEAN khó 'né' ông Trump nhưng có 'phương thực giải hiệu nghiệm' của riêng mình
Vai trò của Việt Nam trong ASEAN đã được khẳng định rõ ràng trong 3 thập kỷ qua. Trong ảnh: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ các định hướng quan trọng cho ASEAN tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45. (Nguồn: VGP)

Động lực quan trọng của ASEAN

Sự thích ứng và sức mạnh của ASEAN phụ thuộc vào các thành viên của Hiệp hội. Việt Nam, quốc gia Đông Dương đầu tiên gia nhập ASEAN vào năm 1995, ban đầu được coi là tác nhân tiềm ẩn gây gián đoạn trong các mối quan hệ bên ngoài của ASEAN.

Tuy nhiên, ba thập kỷ sau, vai trò của Việt Nam trong ASEAN đã được khẳng định rõ ràng và thực tế được thừa nhận rộng rãi rằng Việt Nam là một bên thúc đẩy hòa bình và tăng trưởng kinh tế.

"Ngoại giao tre" của Việt Nam, tượng trưng cho sự linh hoạt và khả năng phục hồi, đã giúp Việt Nam cân bằng quan hệ với các cường quốc toàn cầu trong khi vẫn bảo vệ được lợi ích quốc gia của mình.

Việt Nam đã hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế khu vực, hưởng lợi từ cả các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Sức mạnh kinh tế ngày càng tăng cũng đã giúp Việt Nam tăng cường ảnh hưởng chính trị, cả trong khu vực và quốc tế.

Trong những năm tới, Việt Nam sẽ là một trong những động lực quan trọng nhất của ASEAN. Các ưu tiên về kinh tế và an ninh của Việt Nam tương quan chặt chẽ với lợi ích chung của Hiệp hội. Với kinh nghiệm lịch sử và tầm nhìn chiến lược, Việt Nam đặt mục tiêu trong những năm tới sẽ tăng cường năng lực chung của ASEAN để ứng phó với những bất ổn toàn cầu.

Kỷ nguyên của ngoại giao ì ạch và những lời xã giao đã qua. Ngày nay, “ASEAN Way 2.0” phải linh hoạt, thích ứng và sẵn sàng cho tương lai để đối mặt với những thách thức mới.

*Bài viết là quan điểm riêng của tác giả.

Có thể bạn quan tâm
Vàng tặc được dân bản địa tiếp tay để hoạt động trong rừng sâu

Vàng tặc được dân bản địa tiếp tay để hoạt động trong rừng sâu

20:01 14/05/2025

Quảng Trị - Lập lán và ăn ở giữa rừng Vĩnh Ô, vàng tặc được một số người dân được cho là 'chủ mỏ' cung cấp lương thực và các loại nhiên liệu để khai thác vàng trái phép.

Di tích Nhà máy in tiền ở Hòa Bình: Dấu ấn lịch sử đầu tiên của ngành tài chính

Di tích Nhà máy in tiền ở Hòa Bình: Dấu ấn lịch sử đầu tiên của ngành tài chính

18:45 14/05/2025

Khu Di tích Lịch sử Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (1946-1947) được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia và trở thành điểm tham quan với du khách trong ngoài nước.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

15:01 14/05/2025

Sáng 28/4, nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng nhớ Người tại Nhà 67 trong khuôn viên Phủ Chủ tịch.

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp Thủ tướng Slovakia Robert Fico

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp Thủ tướng Slovakia Robert Fico

11:45 14/05/2025

Ngày 9/5, trong khuôn khổ tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp với Thủ tướng Slovakia Robert Fico.

Cháy tiệm điện lạnh ở TP HCM

Cháy tiệm điện lạnh ở TP HCM

11:45 14/05/2025

Khói lửa bùng lên tiệm điện lạnh ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, người đàn ông 33 tuổi mắc kẹt, tử vong.

Truyền thông Tây Ban Nha điểm những mốc son lịch sử và thành tựu của Việt Nam

Truyền thông Tây Ban Nha điểm những mốc son lịch sử và thành tựu của Việt Nam

09:45 14/05/2025

Mundo Obrero ca ngợi sau 50 năm thống nhất đất nước và 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cho thấy tầm nhìn của một quốc gia đã biến những vết sẹo chiến tranh thành nền tảng của sự tiến bộ.

Phương án khởi công 6 cầu nối Đồng Nai và Bình Dương trong 2 năm tới

Phương án khởi công 6 cầu nối Đồng Nai và Bình Dương trong 2 năm tới

09:45 14/05/2025

Đồng Nai - 6 cây cầu nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bình Dương được thống nhất phương án đầu tư, dự kiến khởi công trong năm 2025 và 2026.

Nghệ An chỉ đạo thay thế ngay cán bộ sợ sai, né tránh, đùn đẩy công việc

Nghệ An chỉ đạo thay thế ngay cán bộ sợ sai, né tránh, đùn đẩy công việc

07:45 14/05/2025

Tỉnh Nghệ An chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý ngay khi phát hiện cơ quan, đơn vị hoặc cán bộ, công chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai khi xử lý công việc trong quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Quảng Bình biểu dương 40 điển hình công nhân, cán bộ công đoàn tiêu biểu

Quảng Bình biểu dương 40 điển hình công nhân, cán bộ công đoàn tiêu biểu

06:45 14/05/2025

Quảng Bình - Chương trình tôn vinh 40 điển hình công nhân , cán bộ công đoàn tiêu biểu của LĐLĐ tỉnh đã khơi dậy khát vọng tiên phong trong...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale