Ấn Độ thi hành luật cấp quốc tịch gây tranh cãi

04:50 12/03/2024

Chính phủ Ấn Độ bắt đầu thi hành luật cấp quốc tịch vốn bị chỉ trích là phân biệt đối xử với người Hồi giáo, sau khi trì hoãn hơn 4 năm.

"Chính quyền Modi tuyên bố thực hiện Đạo luật Quốc tịch Sửa đổi (CAA). Đây là phần không thể thiếu trong tuyên ngôn năm 2019 của đảng Bharatiya Janata (BJP). Nó sẽ mở đường cho những người bị đàn áp tìm kiếm quốc tịch ở Ấn Độ". phát ngôn viên văn phòng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết hôm 11/3, đề cập bản tuyên ngôn của đảng cầm quyền BIJ sau khi chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019.

Theo CAA, người dân thuộc các cộng đồng thiểu số tại những nước Hồi giáo Afghanistan, Bangladesh và Pakistan sẽ được cấp quốc tịch Ấn Độ nếu họ tới nước này trước tháng 12/2014. Những cộng đồng này gồm người theo Hindu giáo, đạo Sikh, Phật giáo, Jains, Parsis và Kitô giáo. Trong khi đó, người Hồi giáo ở ba quốc gia trên không thuộc diện được cấp quốc tịch theo đạo luật.

Bộ Nội vụ Ấn Độ cho biết đơn đăng ký sẽ được gửi trực tuyến qua một cổng thông tin điện tử do chính phủ cung cấp.

CAA được quốc hội Ấn Độ thông qua vào tháng 12/2019, song việc thi hành đã bị trì hoãn sau khi xuất hiện làn sóng biểu tình phản đối quy mô lớn. Tình trạng bạo lực trong các cuộc biểu tình khiến hơn 100 người thiệt mạng.

Các tổ chức Hồi giáo nói đạo luật này, cùng với chương trình sổ đăng ký công dân quốc gia, có thể khiến hơn 200 triệu người Hồi giáo tại Ấn Độ bị phân biệt đối xử. Họ cho rằng chính phủ nước này có thể tước quốc tịch của những người Hồi giáo không có giấy tờ ở các bang biên giới.

Chính quyền Thủ tướng Modi phủ nhận CAA là đạo luật chống người Hồi giáo, đồng thời khẳng định rằng đạo luật này là cần thiết để giúp đỡ các cộng đồng tôn giáo thiểu số "đang bị đàn áp" tại các nước có đông người theo đạo Hồi. Ấn Độ là quốc gia có cộng đồng người Hồi giáo đông thứ ba thế giới.

Chính phủ Ấn Độ nhấn mạnh CAA được ban hành nhằm mục đích trao quốc tịch, chứ không phải tước bỏ từ bất kỳ ai. Chính quyền ông Modi cũng cáo buộc các cuộc biểu tình phản đối CAA trước đó đều có động cơ chính trị.

Động thái được tiến hành khi Ấn Độ chuẩn bị tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 5. Các kết quả khảo sát cho thấy Thủ tướng Modi, người nắm quyền từ năm 2014, sẽ giành chiến thắng dễ dàng để tiếp tục tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ.

Đảng Quốc đại đối lập ngày 11/3 cáo buộc chính quyền ông Modi có động cơ chính trị khi thông báo ban hành đạo luật trước thềm cuộc bầu cử.

"Sau 9 lần gia hạn thời điểm thông báo các quy tắc, việc chính phủ Ấn Độ chọn thời điểm ngay trước cuộc bầu cử rõ ràng là nhằm làm gây ra chia rẽ trong sự kiện này, đặc biệt là ở Tây Bengal và Assam", phát ngôn viên đảng Quốc đại Jairam Ramesh viết trên mạng xã hội X.

Hai bang miền đông Tây Bengal và Assam là các khu vực có đông người Hồi giáo sinh sống ở Ấn Độ, đồng thời cũng là nơi diễn ra các cuộc biểu tình phản đối CAA trong quá khứ. Người Hồi giáo tại đây sợ rằng chính phủ có thể dùng đạo luật để tuyên bố họ là người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh và tước quốc tịch Ấn Độ của họ.

Phạm Giang (Theo Reuters, AFP)

Có thể bạn quan tâm
Tình hình Ukraine: VSU tiến bước ở Rabotino, UAV tiếp tục nhắm đến Crimea?

Tình hình Ukraine: VSU tiến bước ở Rabotino, UAV tiếp tục nhắm đến Crimea?

08:50 22/08/2023

Nga tiép tục bắn hạ UAV, VSU có bước tiến ở Rabotino, Dublin và Athens cam kết hỗ trợ Kiev là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.

Pháp thắt chặt an ninh vì hàng loạt cảnh báo bom giả

Pháp thắt chặt an ninh vì hàng loạt cảnh báo bom giả

04:20 23/10/2023

Pháp sẽ tăng cường an ninh tại sân bay xung quanh thủ đô Paris và trên các chuyến tàu sau khi nhận hàng loạt cảnh báo bom giả trong tuần qua.

Thái Lan dự kiến sửa đổi luật sở hữu súng

Thái Lan dự kiến sửa đổi luật sở hữu súng

09:50 14/11/2023

Ngày 13/11, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan Anutin Charnvirakul khẳng định đang cân nhắc cấm dân thường mang súng nơi công cộng.

Các nước lưu vực sông Mekong đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu

Các nước lưu vực sông Mekong đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu

08:20 06/10/2023

Theo các chuyên gia, không chỉ thay đổi dòng chảy, chất lượng và số lượng nước Sông Mekong chảy về hạ nguồn cũng đã giảm, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và ngành nuôi trồng thủy sản.

Cựu Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif được bảo lãnh tại ngoại

Cựu Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif được bảo lãnh tại ngoại

19:10 19/10/2023

Luật sư của cựu Thủ tướng Sharif nêu rõ Tòa án Islamabad đã cho phép thân chủ của ông được bảo lãnh cho đến ngày 24/10 tới, do đó ông Sharif không thể bị bắt khi về nước vào ngày 21/10.

Khu vực Rostov - Nga đang bình thường trở lại

Khu vực Rostov - Nga đang bình thường trở lại

21:40 25/06/2023

Mọi thứ đang dần trở lên bình thường tại Rostov - Nga, khi các hạn chế giao thông đã được dỡ bỏ.

Cuộc chiến 'mèo vờn chuột' giữa pháo binh và drone tại Ukraine

Cuộc chiến 'mèo vờn chuột' giữa pháo binh và drone tại Ukraine

12:50 12/05/2024

Drone Nga hoạt động dày đặc trên chiến trường, khiến các khẩu pháo giá trị cao của Ukraine như PzH 2000 phải liên tục ẩn nấp, né tránh.

Quân đội Myanmar kêu gọi phiến quân đối thoại

Quân đội Myanmar kêu gọi phiến quân đối thoại

16:40 05/12/2023

Chính quyền quân sự Myanmar kêu gọi các nhóm phiến quân đối thoại tìm giải pháp chính trị để giải quyết xung đột hiện nay với quân đội chính phủ.

Thế khó với Israel nếu ICC phát lệnh bắt ông Netanyahu

Thế khó với Israel nếu ICC phát lệnh bắt ông Netanyahu

15:40 07/05/2024

Cả Israel lẫn các đồng minh sẽ rơi vào tình thế khó xử nếu Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh bắt ông Netanyahu, điều chưa từng có tiền lệ với phương Tây.

Co loi xay ra
Co loi xay ra