Ấn Độ cho biết 5 đơn vị đang tiến hành giải cứu 41 công nhân mắc kẹt 9 ngày trong hầm đường bộ bị sập, trong đó có biện pháp khoan thẳng đứng từ đỉnh hầm.
"Chính phủ đã thống nhất kế hoạch 5 phương án và yêu cầu 5 cơ quan triển khai, thực hiện khoan từ ba phía", Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ Anurag Jain ngày 19/11 thông báo kết quả cuộc họp cấp cao, nơi các chuyên gia đánh giá nhiều phương án khác nhau để giải cứu 41 công nhân kẹt trong hầm tại bang Uttarakhand.
41 người này đã mắc kẹt 9 ngày khi hầm đường bộ đang thi công ở khu vực dãy Himalaya bị sập ngày 12/11. Các công nhân an toàn, song sức lực, giọng nói đang yếu dần, trong khi nỗ lực giải cứu gặp nhiều khó khăn, phải liên tục tạm dừng.
5 cơ quan triển khai các phương án là: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC), công ty sản xuất thủy điện SJVNL, công ty thi công của Bộ Đường sắt RVNL, Tập đoàn Phát triển Cơ sở hạ tầng và Đường cao tốc Quốc gia (NHIDCL) và công ty sản xuất điện THDCL.
5 phương án bao gồm: SJVNL khoan thẳng đứng từ đỉnh hầm, RVNL chế tạo một đường ống đứng lớn hơn để thay thế đường ống tiếp nhu yếu phẩm hiện tại, ONGC khoan thẳng đứng từ phía đầu thị trấn Barkot, NHIDCL khoan từ đầu Silkyara, THDCL đào đường hầm siêu nhỏ từ Barkot.
Cơ quan phụ trách các tuyến đường biên giới (BRO) đang làm đường để đưa máy móc chuyên dụng vào hiện trường. Quân đội Ấn Độ cũng hỗ trợ NHIDCL trong hoạt động khoan. "Chính phủ đã quyết định nỗ lực mọi mặt trận để cứu mạng sống của các công nhân", Bộ trưởng Jain nói.
Đường hầm nơi các công nhân gặp nạn dài 4,5 km, đang được xây dựng giữa thành phố Silkyara và Dandalgaon nhằm kết nối hai ngôi đền Hindu linh thiêng nhất Ấn Độ là Uttarkashi và Yamnotri. Oxy, nước và thực phẩm được chuyển vào qua một đường ống nhỏ giúp các công nhân sống sót hơn một tuần qua
Tai nạn tại các công trường xây dựng xảy ra khá phổ biến ở Ấn Độ. Hồi tháng 8, hơn 10 công nhân thiệt mạng trong vụ sập cầu đang thi công ở bang Mizoram. Hồi tháng 6, một cây cầu bê tông 4 làn xe đang thi công bắc qua sông Hằng ở bang Bihar sập lần hai sau hơn một năm.
Đức Trung (Theo NDTV)
Tư lệnh Mỹ-Ukraine điện đàm, Kiev gửi lời cảnh báo tới các tàu cập cảng do Moscow kiểm soát ở Biển Đen… là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Một công ty và hai trường đại học của Trung Quốc và Indonesia ký một biên bản ghi nhớ (MoU) về việc xây dựng một phòng thí nghiệm nghiên cứu chung về vật liệu năng lượng mới và công nghệ kỹ thuật luyện kim.
Máy bay thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga hạ 7 xuồng tự sát và một xuồng cao tốc chở toán đổ bộ Ukraine đang hướng về bán đảo Crimea.
Quan chức quốc phòng Ukraine cho biết nước này muốn nhận nhiều loại tiêm kích phương Tây ngoài F-16, trong đó có F/A-18, F-15 và Typhoon.
Bộ Ngoại giao cho biết đã có 13 người từ Israel về nước an toàn, khuyến cáo các công dân sớm rời khỏi nước này.
Nghiên cứu sinh Rena Sasaki tại Đại học John Hopkins (Mỹ) nhận định Nhật Bản sẽ gặt hái lợi ích khi gia nhập Hiệp ước đối tác an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS), nếu có thể giải quyết một số thách thức đáng chú ý.
Ngày 6/9, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh G20 không phải là điều bất thường và không liên quan đến quốc gia Nam Á.
Ngày 6/3, một ngày sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận Iran đã đưa ra một loạt cam kết tích cực, Trung Quốc đã đưa ra quan điểm.
Sáng 3/9, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) tuyên bố cuộc tập trận mô phỏng tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật được tiến hành vào rạng sáng 2/9 nhằm cảnh báo kẻ thù về mối nguy hiểm thực sự của chiến tranh hạt nhân.