40 năm đi cùng trời cuối đất, nhờ người thân quen tìm giúp liệt sĩ Vũ Khắc Quýnh trên từng bia mộ cá nhân, nhưng gia đình bà Minh Thu không thể ngờ cha mình có tên trên mộ liệt sĩ tập thể ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9.
Bà Minh Thu bật khóc nức nở khi kể về thời khắc tìm thấy cha ở mộ liệt sĩ tập thể. Bao nhiêu năm qua với vô vàn công sức, khắc khoải cuối cùng được đền đáp.
Bà Hồ Thị Minh Thu (64 tuổi, trú phường Châu Cầu, TP Phủ Lý, Hà Nam) cho hay gia đình khắc khoải đi tìm cha là liệt sĩ Vũ Khắc Quýnh từ khi bà về làm dâu vào năm 1986.
Tuy nhiên, thông tin về liệt sĩ gia đình có được không nhiều. Bà chỉ biết cha hy sinh năm 1968 ở phía nam tỉnh Quảng Trị, đến 1969 thì có giấy báo tử của tỉnh Hà Nam gửi về.
"Nhà mẹ chồng ở khu vực phân lũ sông Hồng, năm 1971 lũ lớn cuốn trôi hết giấy tờ. Mẹ chồng không nhớ nhiều về đơn vị của cha, gia đình chỉ còn tấm bằng Tổ quốc ghi công nhưng lại không có đơn vị", bà Minh Thu kể.
Những năm qua, chồng và em chồng nhiều lần vào Quảng Trị để tìm mộ cha. Thậm chí, mỗi khi nghe có người thân quen vào Quảng Trị, gia đình bà đều nhắn gửi họ tên liệt sĩ để nhờ tìm.
Họ tìm đến khu vực mộ liệt sĩ tỉnh Hà Nam, dò từng tấm bia mộ liệt sĩ nhưng đều không có kết quả.
Gia đình bà cũng tìm đến "ngoại cảm" nhưng không mang lại chút hy vọng nào.
Năm 2024, làm thủ tục xét nghiệm ADN thân nhân liệt sĩ thì phải kê khai thông tin, bà được hướng dẫn đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam để sao lục thông tin liệt sĩ.
"Gia đình nhận được giấy báo tử cho biết liệt sĩ được an táng ở nghĩa trang mặt trận, cùng nhiều thông tin về quê quán, năm sinh, hy sinh…", bà Minh Thu kể.
Bà Minh Thu nhờ người cháu lên cổng thông tin liệt sĩ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tìm kiếm thì chỉ có liệt sĩ Đỗ Khắc Quýnh.
"Liệt sĩ này cùng địa chỉ, năm sinh, ngày hy sinh, đơn vị nhưng khác họ nên tôi nói với cháu chắc là liệt sĩ Đỗ này là ông nội rồi", bà Thu nhớ lại.
Cũng thời gian này, người cháu tìm được trên mạng xã hội tấm ảnh bia mộ tập thể ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (TP Đông Hà, Quảng Trị). Trong bia có đề tên liệt sĩ Đỗ Khắc Quýnh.
Sau đó, gia đình bà Thu liên hệ với ngành thương binh xã hội tỉnh Quảng Trị, Hà Nam và đơn vị là Sư đoàn 320 trích lục hồ sơ, xác định tỉnh Hà Nam chỉ có liệt sĩ Vũ Khắc Quýnh. Khớp nối hồ sơ, các bên liên quan xác nhận đây chính là liệt sĩ Vũ Khắc Quýnh.
Cuối năm 2024, gia đình bà tìm vào Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9, tìm đến ngôi mộ liệt sĩ và thắp hương cho cha của mình, sau 40 năm miệt mài tìm kiếm.
"Trong quá trình tìm kiếm bao nhiêu năm, không ai nghĩ tìm ông ở bia tập thể. Gia đình nung nấu tìm nơi ông an nghỉ để an lòng.
Giờ tìm được ông rồi dù không đưa ông về nhưng ông nằm ở nghĩa trang rất khang trang, gần đồng đội, nên gia đình rất phấn khởi và vui mừng. Gia đình ai cũng khóc rưng rưng, mừng không tả được", bà Minh Thu nức nở.
Bà Minh Thu dự định tháng 7-2025 vào làm lễ tri ân, rồi tìm đến địa danh "cầu Thiện Xuân" nơi ông hy sinh để thắp nén nhang.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Trị cho hay vừa hoàn tất thủ tục và thay đổi thông tin liệt sĩ trên bia mộ cho gia đình bà Minh Thu. Theo đó, tên liệt sĩ đã được khắc lại Vũ Khắc Quýnh theo đúng hồ sơ.
Liệt sĩ này nằm trong ngôi mộ tập thể 102 liệt sĩ thuộc Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 hy sinh ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, hiện đang an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9.
Theo một cán bộ sở, các gia đình hầu hết đi tìm mộ liệt sĩ thường tìm thông tin trên bia mộ cá nhân. Trong khi đó, thông tin về liệt sĩ tại mộ tập thể không có trên cổng thông tin tìm mộ nên rất khó phát hiện. Nhiều khi liệt sĩ ở ngay trước mắt nhưng lại rất xa xôi.
Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 là nơi an nghỉ của hơn 10.000 anh hùng liệt sĩ. Ngoài các mộ cá nhân, nghĩa trang này còn có nhiều ngôi mộ tập thể.
Tháng 7-2022, một gia đình ở Thái Bình cũng bất ngờ tìm thấy mộ liệt sĩ khi rà tên trên bia mộ tập thể.
Trà Vinh - Hơn 150 cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN Long Đức được tuyên truyền về BHXH.
Quảng Trị - Lập lán và ăn ở giữa rừng Vĩnh Ô, vàng tặc được một số người dân được cho là 'chủ mỏ' cung cấp lương thực và các loại nhiên liệu để khai thác vàng trái phép.
Khu Di tích Lịch sử Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (1946-1947) được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia và trở thành điểm tham quan với du khách trong ngoài nước.
Sáng 28/4, nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng nhớ Người tại Nhà 67 trong khuôn viên Phủ Chủ tịch.
Ngày 9/5, trong khuôn khổ tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp với Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
Khói lửa bùng lên tiệm điện lạnh ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, người đàn ông 33 tuổi mắc kẹt, tử vong.
Mundo Obrero ca ngợi sau 50 năm thống nhất đất nước và 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cho thấy tầm nhìn của một quốc gia đã biến những vết sẹo chiến tranh thành nền tảng của sự tiến bộ.
Đồng Nai - 6 cây cầu nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bình Dương được thống nhất phương án đầu tư, dự kiến khởi công trong năm 2025 và 2026.
Tỉnh Nghệ An chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý ngay khi phát hiện cơ quan, đơn vị hoặc cán bộ, công chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai khi xử lý công việc trong quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.